Vảy nến là bệnh da liễu mạn tính thường gặp do sự tăng sinh nhanh chóng của các tế bào dẫn đến tình trạng đóng vảy ở trên da. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy tại vùng da bị tổn thương. Vậy nguyên nhân nào gây bệnh và có những cách chữa trị nào? Hãy cùng đọc và tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến là kết quả của quá trình sản sinh da quá nhanh. Thông thường, chu kỳ của tế bào bình thường là một tháng. Ở người bệnh bị vảy nến thì chu kỳ này bị rút ngắn chỉ còn vài ngày dẫn đến các tế bào da không có đủ thời gian để chết và tích tụ trên da. Vảy thường xuất hiện ở các khớp như khuỷu tay, đầu gối và bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như tay, bàn chân, cổ, da đầu và mặt,...
Bệnh vảy nến thường ít gặp ở các vị trí như móng tay, miệng và các khu vực quanh bộ phận sinh dục.
Bệnh vảy nến được chia thành nhiều dạng như vảy nến mảng bám, vảy nến Guttate, thể mủ, thể ngược và thể da. Cụ thể:
- Vảy nến thể giọt: Các đốm nhỏ màu hồng thường xuất hiện ở thân, tay và chân.
- Vảy nến mủ: Đặc điểm của vảy nến thể mủ là các mụn nước màu trắng, chứa nhiều mủ cùng những vùng da viêm, đỏ trên diện rộng. Vảy nến thể mủ phổ biến ở người lớn và thường xuất hiện trên bàn tay, bàn chân.
- Vảy nến đảo ngược: Dạng vảy nến này bao gồm các vùng da bị viêm, đỏ và sáng bóng được tìm thấy ở dưới nách, ngực, bẹn hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.
- Vảy nến thể da: Đây là dạng vảy nến mức độ nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh và hiếm gặp. Nó xuất hiện trên một vùng lớn của cơ thể, vảy phát triển sẽ bong ra thành từng mảng lớn.
- Viêm khớp vảy nến: Là tình trạng người bệnh bị viêm khớp mạn tính do vảy nến da. Viêm khớp vảy nến có thể phá hủy toàn bộ khả năng vận động của khớp.
- Vảy nến mảng bám: Là loại phổ biến nhất trong các dạng bệnh vảy nến. Theo thống kê của học viện da liễu Hoa Kỳ thì có đến 80% người bệnh vảy nến mắc dạng mảng bám. Vảy nến mảng bám là các mảng đỏ và viêm được bao phủ bởi vây hoặc mảng bạc trắng. Chúng thường được tìm thấy ở khuỷu tay, đầu gối và da đầu.
Vảy nến thể mảng - Dạng vảy nến phổ biến
Dấu hiệu của bệnh vảy nến
Dấu hiệu của bệnh vảy nến thường khác nhau ở những người bệnh khác nhau. Vùng da bị bệnh có thể nhỏ hoặc bao phủ toàn thân. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh vảy nến thường gặp đó là:
- Các mảng da bất thường nổi lên, có thể viêm. Ở người có làn da sáng các mảng da bệnh có màu đỏ còn người có làn da sẫm hơn sẽ là màu nâu hoặc tím.
- Vảy hoặc mảng màu trắng bạc trên mảng đỏ.
- Vảy màu xám trên các mảng tím hoặc nâu.
- Da khô, nứt và chảy máu.
- Đau nhức, ngứa rát xung quanh mảng da bệnh.
- Móng tay dày lên và có vết rỗ.
- Khớp đau và sưng.
Không phải tất cả người mắc vảy nến đều có các triệu chứng trên, một số có thể biểu hiện các triệu chứng hoàn toàn khác. Các triệu chứng này có thể xen kẽ với các giai đoạn bệnh bùng phát, dữ dội sau đó thuyên giảm.
Tại sao bị vảy nến?
Cho đến nay vẫn chưa tìm ra các nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy nến. Tuy nhiên qua quá trình điều trị, các chuyên gia đã rút ra hai nguyên nhân chính: Di truyền và hệ thống miễn dịch.
- Di truyền: Một số người thừa hưởng gen khiến họ dễ mắc bệnh vảy nến. Đặc biệt khi trong gia đình bạn có 1-2 người bị bệnh da liễu, nguy cơ mắc bệnh vảy nến sẽ cao hơn. Tuy nhiên, số người mắc bệnh do di truyền là khá nhỏ.
- Hệ thống miễn dịch: Vảy nến là tình trạng tự miễn dịch. Trong trường hợp này, các tế bào bạch cầu hay còn gọi là tế bào T tấn công nhầm các tế bào da thay vì tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập. Sự nhầm lẫn này đã làm cho quá trình sản sinh tế bào trở nên quá tải. Sản sinh tế bào cần đẩy nhanh tốc độ khiến tế bào da mới bị đẩy lên bề mặt và xếp chống lên nhau. Sự tấn công vào tế bào da có thể làm cho vùng da bị viêm nhiễm và đỏ.
Chẩn đoán bệnh vảy nến
Các chuyên gia có kinh nghiệm sẽ cho ra các chẩn đoán bệnh chính xác dựa trên việc thăm khám tình trạng da của người mắc. Các triệu chứng của bệnh vảy nến thường rõ ràng và dễ phân biệt với các bệnh lý về da khác. Chuyên gia cũng có thể đưa ra câu hỏi về tiền sử gia đình người bệnh.
Nếu như các biểu hiện trên da chưa rõ ràng, việc tiến hành sinh thiết sẽ giúp việc chẩn đoán được chính xác hơn. Các chuyên gia sẽ lấy một mẫu da nhỏ nghi ngờ bị bệnh, soi dưới kính hiển vi.
Sinh thiết da giúp chẩn đoán bệnh vảy nến chính xác hơn
Cách điều trị vảy nến
Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho người mắc vảy nến sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Các lựa chọn chính bao gồm việc sử dụng thuốc, quang trị liệu, bài thuốc dân gian,...
Điều trị hiện đại
Có khá nhiều loại thuốc bôi, thuốc tiêm hoặc thuốc uống đã được bào chế để đặc trị cho bệnh vảy nến. Dưới đây là các loại thuốc thường được dùng:
- Sinh học: Etanercept, infliximab, adalimumab được dùng nhắm vào các tế bào T và các protein miễn dịch gây bệnh vảy nến.
- Methotrexate: Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, thường được kê đơn cho trường hợp bệnh nặng.
- Cyclosporine: Thuốc ngăn chặn các phản ứng của hệ thống miễn dịch giúp giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến.
- Retinoids: Được tổng hợp từ vitamin A giúp làm giảm sản xuất tế bào da, giảm ngứa. Tuy nhiên khi ngừng dùng retinoids, các triệu chứng của bệnh sẽ quay trở lại kèm theo tác dụng phụ như rụng tóc, viêm môi. Đặc biệt là những người mang thai không nên sử dụng thuốc này bởi có thể gây dị tật bẩm sinh.
- Corticosteroid: Thuốc có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến. Có nhiều dạng bào chế của thuốc này như gel, kem, thuốc xịt, thuốc mỡ.
- Vitamin D tổng hợp: Thường được sử dụng kết hợp với các corticosteroid giúp làm chậm quá trình phát triển của tế bào da và loại bỏ vảy.
- Kem pimecrolimus và thuốc mỡ tacrolimus: Giúp giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến như ngứa ngáy, mẩn đỏ.
Ngoài việc sử dụng thuốc, y học hiện đại còn áp dụng phương pháp quang trị liệu (chiếu đèn) để điều trị vảy nến. Liệu pháp này sử dụng các tia cực tím (UV) hoặc ánh sáng tự nhiên. Ánh nắng mặt trời sẽ hữu ích cho việc giết chết các tế bào bạch cầu hoạt động quá mức tấn công nhầm vào các tế bào da khỏe mạnh.
Người bệnh có thể tiến hành trị liệu tại nhà bằng các hộp quẹt hoặc thiết bị chiếu cầm tay. Một số người bệnh có thể cần hỗ trợ thêm thuốc uống psoralen để da nhạy cảm hơn với ánh sáng. Tuy nhiên, những người bệnh nhạy cảm với ánh sáng không nên sử dụng biện pháp này bởi có thể tăng nguy cơ ung thư da.
Sử dụng thuốc bôi giúp điều trị vảy nến
Bài thuốc dân gian cải thiện vảy nến
Ngoài việc sử dụng các thuốc tây để điều trị vảy nến, các bài thuốc dân gian cũng là một lựa chọn.
- Lá trầu không: Lá trầu không chứa nhiều tinh dầu và các chất có hoạt tính kháng sinh tự nhiên do đó thường được sử dụng cho bệnh ngoài da để chống viêm, sát khuẩn. Người bệnh có thể sử dụng lá trầu không bằng cách giã nát cùng một ít muối, lấy nước cốt và thoa lên vùng da bị vảy nến.
- Củ nghệ vàng: Chứa hợp chất Curcumin được biết đến với khả năng chống viêm, diệt khuẩn và chống oxy hóa. Sử dụng nghệ vàng sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh vảy nến như bong tróc, ngứa và ngăn nhiễm khuẩn da. Ngoài ra, nghệ vàng còn giúp lành vết thương mà không để lại sẹo. Người bệnh nên giã nát nghệ, đun sôi với nước trong 10 phút, để nguội và lọc lấy nước cốt đem bôi trực tiếp lên da bị vảy nến.
- Lô hội hay còn gọi là nha đam: Có tác dụng dưỡng ẩm và phục hồi da. Cách sử dụng khá đơn giản, người bệnh lấy phần ruột bên trong đem xay nhuyễn rồi đắp lên vùng da bệnh, massage nhẹ nhàng. Sau khoảng 20 phút thì rửa sạch bằng nước và lau khô da.
- Dầu dừa: Loại dầu này chứa nhiều axit béo vừa có khả năng giảm đau, kháng khuẩn vừa giúp loại bỏ tế bào chết, hạn chế hình thành vảy. Dầu dừa có thể sử dụng nguyên chất hoặc kết hợp với dầu cây trà hay lô hội để thoa trực tiếp lên da bị vảy nến.
Ngoài những loại nguyên liệu đã được kể trên, người bệnh có thể dùng lá khế, lá lốt, cây lược vàng , muối, muồng trâu,... để cải thiện bệnh vảy nến, giảm các triệu chứng bệnh.
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị vảy nến
Một số sản phẩm đang được nghiên cứu và lưu hành ngoài thị trường hiện nay cho hiệu quả hỗ trợ điều trị vảy nến khá tốt. Người bệnh có thể tham khảo thêm sản phẩm có chứa sói rừng, cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,... Sói rừng theo nghiên cứu năm 2009, tại đại học Thẩm Dương, Trung Quốc đã được chứng minh là có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua đó cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến như ngứa ngáy, bong tróc và ức chế sự lây lan của bệnh. Bạch thược có khả năng tiêu viêm, giảm đau và làm mát giúp giảm ngứa ngáy khó chịu. Chiết xuất nhũ hương giúp giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng hiệu quả. Hoàng bá chứa hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch. Với sự kết hợp này, sản phẩm thực sự đem lại sự cải thiện đáng kể cho người bệnh vảy nến.
Thành phần sói rừng hỗ trợ điều trị vảy nến
>>> Xem thêm: Làm sao để bệnh vẩy nến toàn thân không gây biến chứng nguy hiểm? XEM NGAY!
Phòng tránh vảy nến
Không có biện pháp đề phòng ngừa bệnh vảy nến hoàn toàn, tuy nhiên bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh khi lưu ý các vấn đề sau:
- Vệ sinh sạch sẽ: Giữ gìn vệ sinh cá nhân, tắm giặt hàng ngày và không mặc lại đồ bẩn.
- Căng thẳng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh vảy, cần ổn định tâm lý và giảm các căng thẳng để giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Có một chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.
- Tránh cho da tiếp xúc với các hóa chất có hại.
Vảy nến có lây không?
Bệnh vảy nến không có khả năng lây. Khi một người lành chạm vào vảy nến của người bị bệnh, điều này sẽ không làm cho người này mắc bệnh. Tuy nhiên, một số người không hiểu về khả năng lây của vảy nến, thường có thái độ xa lánh hay tránh tiếp xúc gần với những người này. Thái độ của họ có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh và đây là một trong những lí do làm bệnh trầm trọng hơn.
Bị vảy nến nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp giảm triệu chứng và các đợt bùng phát của bệnh. Các chuyên gia sẽ đưa ra các gợi ý cho người bệnh để có những bữa ăn hợp lý trong đó có những thực phẩm nên ăn và không nên ăn. Cụ thể:
Bị vảy nến nên ăn gì?
Một số đồ ăn thường được khuyến cáo cho chế độ ăn của người bệnh vảy nến như:
- Tăng lượng protein nạc có chứa các axit béo omega 3 như cá hồi, tôm,...
- Ăn nhiều loại rau củ quả có tác dụng giảm căng thẳng và chống viêm, chống oxy hóa như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, việt quất, dâu tây, nho,...
- Thay thế các loại dầu mỡ động vật bằng dầu thực vật có chứa omega 3 và omega 6 như dầu ô liu, dầu dừa, dầu hạt lanh,...
- Bổ sung omega 3 cho cơ thể từ cá.
- Bổ sung vitamin D, vitamin B12, selen sẽ giúp cải thiện bệnh.
Bị vảy nến kiêng ăn gì?
Một số loại thực phẩm sẽ làm bệnh vảy nến trầm trọng hơn mà người bệnh nên tránh sử dụng đó là:
- Hạn chế uống rượu bia.
- Tránh các loại thực phẩm như thịt đỏ, đường tinh luyện, đồ ăn chế biến sẵn và sản phẩm từ sữa.
- Giảm lượng chất béo bão hòa.
- Hạn chế lượng gluten đối với những người dị ứng gluten.
Người bệnh vảy nến cần có chế độ ăn hợp lý
>>> Xem thêm: Người bị vảy nến nên kiêng ăn gì để bệnh không tiến triển?
Trên đây là toàn bộ các thông tin về bệnh vảy nến, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn hãy để lại số điện thoại để chúng tôi giải đáp thêm cho bạn.
Link tham khảo:
https://www.healthline.com/health/psoriasis