Vảy nến là bệnh ngoài da chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Hiện nay, rất nhiều người có xu hướng sử dụng các bài thuốc, lá tắm để cải thiện bệnh hiệu quả. Vậy bị vảy nến tắm lá gì và cần lưu ý ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Vảy nến là bệnh da liễu mạn tính, liên quan tới yếu tố miễn dịch, đặc trưng bởi tình trạng da tấy đỏ thành mảng, có vảy trắng xếp chồng phía trên, bong tróc thường xuyên. Có rất nhiều nguyên nhân gây vảy nến, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, chủ yếu là do hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn.
Bình thường, hệ miễn dịch có chức năng phát hiện và tiêu diệt các thành phần ngoại lai như vi khuẩn, virus,... bảo vệ cơ thể khỏi mọi tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch suy yếu làm rối loạn chức năng của cả cơ thể. Điều này làm cho hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào biểu bì da khỏe mạnh, khiến chúng trở nên bất thường. Thay vì được sinh ra, chết đi sau 28 – 30 ngày, sau đó rơi ra ngoài cơ thể thì khi bị vảy nến, các tế bào da lại chết đi chỉ sau 3 – 4 ngày. Chúng chết đi liên tục và được nâng lên bề mặt da, không thể rơi ra ngoài nên tích tụ trên bề mặt da, dẫn đến các tổn thương sưng, viêm, đỏ, có vảy trắng, ngứa ngáy và đôi khi nứt, gây chảy máu.
Ngoài nguyên nhân vừa kể trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị vảy nến hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh, bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Khoảng 33 - 50% số trường hợp bị vảy nến sống trong gia đình có tiền sử mắc bệnh.
- Thời tiết lạnh, khô.
- Nhiễm vi khuẩn hoặc virus: Những người nhiễm HIV có nhiều nguy cơ mắc vảy nến hơn người khỏe mạnh. Trẻ em và thanh thiếu niên bị nhiễm trùng tái phát, đặc biệt là viêm họng liên cầu khuẩn cũng tiềm ẩn nguy cơ cao mắc vảy nến.
- Uống nhiều rượu, bia.
- Hút thuốc lá.
- Tổn thương da.
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống sốt rét, hạ huyết áp, điều trị rối loạn nhịp tim,...
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có biện pháp nào điều trị dứt điểm bệnh vảy nến. Các phương pháp điều trị có thể kể đến như: Sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, quang trị liệu, thuốc sinh học,... kết hợp với chế độ chăm sóc da phù hợp. Rất nhiều người bệnh thường nghĩ rằng, việc sử dụng các loại xà bông, sữa tắm sẽ giúp da trở nên sạch sẽ hơn và hạn chế bong tróc vảy trên da. Thế nhưng, suy nghĩ đó lại hoàn toàn sai lầm và chỉ khiến tình trạng tổn thương trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh vảy nến da thường rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng với những sản phẩm có chứa nhiều thành phần hóa học. Do đó, xu hướng áp dụng các bài thuốc, lá tắm từ thiên nhiên được nhiều người lựa chọn.
>>>XEM THÊM: Cách chữa bệnh vảy nến bằng trà xanh
Bị vảy nến tắm lá gì giúp cải thiện bệnh hiệu quả?
Trong dân gian, rất nhiều người đã áp dụng cách tắm lá điều trị bệnh vảy nến. Với những trường hợp nhẹ, bệnh mới hình thành, phương pháp này có tác dụng vô cùng hiệu quả. Bằng những cách làm khác nhau, người bệnh có thể kiểm soát được tình trạng đau rát, ngứa ngáy do bệnh vảy nến gây ra. Vậy bị vảy nến tắm lá gì giúp cải thiện bệnh hiệu quả?
Lá trà xanh
Nghiên cứu cho thấy, các thành phần của lá trà xanh có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh vảy nến. Chất caffeine giúp giảm đau rát, sưng tấy, acid tannic chữa trị mụn nước, phát ban, theocin làm lành vết thương, tái tạo làn da mới. Sử dụng lá trà xanh tắm thường xuyên sẽ giúp da tránh được các tổn thương, viêm nhiễm, giữ ẩm cho da hiệu quả.
Lá trà xanh giúp cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả
Cách thực hiện như sau:
- Bạn chuẩn bị sẵn một nắm lá trà xanh, rửa sạch và để ráo nước.
- Tiếp đến, bạn cho lá trà xanh vào ấm nấu với 500ml nước.
- Đun ở lửa vừa để lá trà xanh ra nước loãng và cho vào một ít muối hột.
- Sau đó, bạn pha nước lá trà xanh để tắm.
- Với nước lá trà xanh, bạn không cần phải tắm lại với nước mà để các chất có thể thấm đều vào da, cải thiện bệnh.
Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ nhanh chóng giảm nhanh các triệu chứng bệnh vảy nến. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng nước trà xanh để uống nhưng không quá nhiều vì dễ gây mất ngủ.
Lá trầu không
Lá trầu không là nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn cao. Trong lá trầu không có chứa các chất như tanin, alkaloid, eugenol, carvacrol, chavicol,… Những chất này có tác dụng điều trị các chứng bệnh về da, giảm ngứa rát, sưng tấy cho người bệnh vảy nến. Theo đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay, mùi hắc, được dùng để chống ngứa rát, tiêu độc, cải thiện các tổn thương ở da,… Ngoài ra, nếu sử dụng lá trầu không thường xuyên còn hỗ trợ làm cân bằng độ ẩm cho da.
Cách thực hiện như sau:
- Người bệnh chuẩn bị lá trầu không (15 lá già), lá bèo hoa dâu (15 lá), lá rau răm (3 lá), một ít muối hạt.
- Trước hết, bạn phải ngâm những chiếc lá này với muối và tiến hành rửa thật sạch, để ráo nước.
- Sau đó, bạn đem chúng cho vào ấm và nấu sôi cùng với 3 lít nước.
- Sử dụng 1 cốc nước để uống và phần còn lại thì dùng để tắm.
- Thực hiện đều đặn khoảng 2 – 3 lần/tuần, tình trạng vảy nến sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Lá lốt
Lá lốt là nguyên liệu có tính kháng viêm, sát khuẩn cao. Đây là loại lá có tính ấm, vị cay nồng. Lá lốt được sử dụng để chữa trị các bệnh lý bên ngoài da, đau nhức xương khớp. Trong dân gian đã sử dụng lá lốt để chữa trị bệnh vảy nến, giúp giảm sưng tấy, ngứa ngáy do bệnh gây ra. Lá lốt còn làm ẩm da, khắc phục được tình trạng lở loét, khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt, thành phần ancaloit, benzyl axetat, beta – caryophyllene trong lá lốt còn giúp làm lành những tổn thương trên bề mặt da, giúp da mềm mại hơn.
Cách thực hiện như sau:
- Người bệnh có thể sử dụng lá lốt ở dạng tươi hoặc khô nhưng phải lấy luôn cả phần rễ.
- Đầu tiên, rửa sạch lá lốt và cho vào ấm đun sôi trong khoảng 10 phút với 4 lít nước.
- Sau đó, bạn đợi khi nước còn ấm thì sử dụng nước này để tắm.
- Ngoài ra, người bệnh có thể ngâm toàn bộ cơ thể trong bồn tắm với nước lá lốt trong khoảng 5 phút và dùng xác lá lốt để chà xát lên cơ thể.
>>> XEM THÊM: Bị vảy nến bôi thuốc gì để cải thiện bệnh nhanh?