Bệnh vẩy nến da đầu là tình trạng tích tụ nhanh chóng của các tế bào da trên bề mặt da đầu dẫn đến các mảng bong tróc, màu đỏ bạc và ngứa. Cho đến nay vẫn chưa tìm được cách chữa bệnh vẩy nến da đầu dứt điểm nhưng có các biện pháp nhằm kiểm soát và giảm các triệu chứng bệnh. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến cách chữa bệnh vẩy nến da đầu, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Cách chữa bệnh vẩy nến da đầu 

Bệnh vẩy nến da đầu có thể đóng vảy nhẹ hoặc đóng vảy trên toàn bộ vùng da đầu, kéo dài xuống trán, xung quanh mũi hoặc ra phía sau hay trên tai. Nếu người bệnh bong vảy nhẹ thì hoàn toàn có thể tự khỏi, xong một số trường hợp cần có sự can thiệp của các phương pháp điều trị để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh nặng hơn. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Bệnh tiến triển đến đâu, có nghiêm trọng không?
  • Đáp ứng của bệnh với các phương pháp điều trị.
  • Bệnh đã phát triển đến những vùng nào của cơ thể?

Cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà 

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà thường an toàn và có thể giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh từ mức độ nhẹ tới trung bình.

  • Nha đam: Có công dụng giảm ngứa, viêm, bong tróc và mẩn đỏ trên da đầu. Người bệnh có thể sử dụng nha đam bôi lên vùng da bị vảy nến hoặc kem có chứa 0,5% lô hội để giữ ẩm cho da.
  • Giấm táo: Có thể giúp giảm ngứa bằng cách thoa giấm táo trực tiếp lên da đầu vài lần trong tuần. Cũng có thể pha loãng giấm táo theo tỉ lệ 1:1 với nước sạch. Sau khi thoa, rửa da bằng nước sạch để tránh kích ứng. Không sử dụng giấm táo nếu da của bạn bị nứt hay có vết thương hở hoặc chảy máu.
  • Baking soda: Đây là một phương pháp giảm ngứa nhanh chóng và dễ thực hiện. Cho một thìa muối nở vào một cốc nước nhỏ, khuấy đều. Sau đó dùng một chiếc khăn sạch để thoa hỗn hợp trên lên vùng da bệnh.
  • Capsaicin: Ớt có thành phần capsaicin đã được nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả giảm đau, mẩn đỏ, viêm và bong tróc của bệnh vẩy nến da đầu. Capsaicin có thể gây kích ứng da, nên không được thoa lên vùng vết thương hở và tránh tiếp xúc với mắt, miệng, bộ phận sinh dục và các vùng nhạy cảm khác.
  • Dầu dừa và bơ: Chứa nhiều chất béo lành tính giúp tăng cường sức khỏe cho da. 
  • Tỏi: Tỏi có khả năng chống viêm mạnh và chống oxy hóa tốt giúp cải thiện tình trạng viêm da đồng thời hạn chế nhiễm trùng da. Mặc dù tỏi có mùi khá nặng nhưng lại rất hiệu quả đối với bệnh vẩy nến da đầu. Trộn tỏi đã được xay nhuyễn với gel nha đam theo tỉ lệ 1:1. Thoa hỗn hợp trên lên da đầu và để trong 15-20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước mát.
  • Bột yến mạch: Thêm bột yến mạch đã được xay thô vào bồn tắm có nước ấm hoặc thoa lên vùng da bị vẩy nến giúp giảm ngứa, viêm và bong tróc.
  • Muối biển hoặc muối epsom: Thêm các loại muối này vào bồn tắm giúp giảm ngứa và giảm đóng vẩy hiệu quả. Nhưng sau đó người bệnh nên dùng thêm các sản phẩm dưỡng ẩm để tránh khô da.
  • Dầu cây chè: Cây chè có tác dụng như một chất khử trùng và giảm viêm, giảm mẩn đỏ. Chú ý không sử dụng loại dầu này với người có phản ứng dị ứng với cây chè.
  • Nghệ: Là loại thảo dược được biết đến với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Người bệnh có thể sử dụng thêm nghệ như một gia vị trong nấu ăn hoặc sử dụng dưới dạng gel bôi trực tiếp lên da giúp cải thiện vẩy nến da đầu.
  • Sử dụng dầu gội đầu chứa thành phần nhựa than đá, axit salicylic, clobetasol propionate,...

Nha-dam-giup-giam-ngua-do-benh-vay-nen-da-dau-gay-ra.webp

Nha đam giúp giảm ngứa do bệnh vẩy nến da đầu gây ra

Thuốc điều trị vẩy nến da đầu

Một số người bệnh sẽ áp dụng điều trị tại chỗ vẩy nến như sử dụng kem bôi hay dầu gội đầu hoặc thuốc điều trị toàn thân, liệu pháp ánh sáng,...  Cụ thể:

Thuốc bôi ngoài da:

  • Corticosteroid tại chỗ: Là loại thuốc bôi được sử dụng phổ biến nhất giúp giảm viêm và ngứa da đầu. Chúng được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như kem, thuốc mỡ, bọt và dầu gội. Tuy nhiên corticosteroid có thể làm teo da do đó cần có chỉ định của các chuyên gia.
  • Axit salicylic: Giúp làm mềm các mảng vẩy và bong da. Tuy nhiên sử dụng thuốc này có thể gây kích ứng da và làm tóc yếu đi, cần phải thận trọng khi sử dụng.
  • Nhựa than đá: Có thể hữu ích nhưng mức độ phổ biến đã giảm dần khi trên thị trường xuất hiện hàng loạt các loại thuốc mới điều trị tốt hơn. Nhựa than đá có tác dụng làm chậm sự phát triển của tế bào da, giúp da nhanh chóng khôi phục lại vẻ bình thường đồng thời giảm ngứa và viêm da.
  • Thuốc chứa dẫn chất vitamin D như calcipotriene có tác dụng làm chậm sự phát triển tế bào da và loại bỏ vẩy.
  • Dẫn xuất vitamin A như tazarotene cũng giúp làm chậm sự phát triển da.

Thuốc toàn thân:

Khi các cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại chỗ không hiệu quả, thuốc toàn thân là một sự lựa chọn phù hợp. Người bệnh sẽ sử dụng thuốc theo đường uống và thuốc sẽ có tác dụng trên toàn cơ thể như:

  • Methotrexate.
  • Retinoid uống.
  • Cyclosporine.
  • Liệu pháp sinh học.

Các thuốc sinh học sẽ nhằm vào các phân tử cụ thể trong tế bào của hệ thống miễn dịch như brodalumab, secukinumab, ixekizumab,... Bằng cách nhắm mục tiêu cụ thể, thuốc sinh học có khả năng điều chỉnh các phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức gây ra sự tăng sinh tế bào da. Tuy nhiên, chúng cũng làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch khiến cho người sử dụng dễ bị nhiễm trùng hơn, do đó cần có sự theo dõi của các nhân viên y tế khi thực hiện điều trị vẩy nến da đầu bằng loại thuốc này.

Ngoài việc sử dụng thuốc, các chuyên gia có thể tiến hành liệu pháp quang học để điều trị cho người bệnh vẩy nến da đầu bằng cách sử dụng đèn chiếu tia UVB.

Thuốc nam điều trị vảy nến da đầu 

Cho đến nay, việc áp dụng các bài thuốc nam vào điều trị vảy nến da đầu cũng là một biện khá hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến:

  • Bài thuốc gồm hà thủ ô đỏ 20g, đương quy 20g, thổ phục linh 40g, ké đầu ngựa 16g, uy linh tiên 12g, khương hoạt 16g, sinh địa 16g, huyền sâm 12g. Một ngày sắc một thang chia làm 3 lần dùng.
  • Bài thuốc gồm kinh giới 10g, phòng phong 8g, đương quy 8g, thuyền thoái 6g, hồ ma nhân 10g, ngưu bàng tử 8g, tri mẫu 8g, thạch cao nung 10g, cam thảo sống 6g, sinh địa 10g, khổ sâm 10g, thương truật 10g, mộc thông 8g.
  • Hoè hoa thang gia giảm bao gồm hoa hòe 40g, sinh địa 40g, thổ phục linh 40g, tử thảo 12g, thạch cao 40, ké đầu ngựa 20g, thăng ma 12g, địa phu tử 12g, chích thảo 4g. Một thang thuốc được sắc và chia thành 3 lần sử dụng trong ngày.

Lượng thảo dược trong từng bài thuốc có thể được thay đổi căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh.

Su-dung-thuoc-nam-giup-dieu-tri-benh-vay-nen-da-dau.webp

Sử dụng thuốc nam giúp điều trị bệnh vẩy nến da đầu

>>> Xem thêm: Triệu chứng của bệnh vẩy nến có dễ nhận biết?

Bị vảy nến da đầu kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Chế độ ăn lành mạnh là một điều cần thiết cho tất cả mọi người. Đặc biệt, với người mắc vẩy nến da đầu nếu có chế độ ăn uống hợp lý, tuân thủ điều trị thì hiệu quả cải thiện bệnh sẽ cao hơn. Cụ thể:

Bị vảy nến da đầu kiêng ăn gì?

Các chuyên gia sẽ khuyên bạn tránh xa một số loại đồ ăn, thức uống sau:

  • Hạn chế uống rượu, bia hay các đồ uống có cồn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất hóa học và đường tinh chế.
  • Thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn,...).
  • Sản phẩm từ bơ sữa.
  • Đồ ăn có nhiều chất béo, dầu mỡ. Hạn chế sử dụng dầu động vật trong chế biến đồ ăn hàng ngày.
  • Chế độ ăn kiêng gluten đặc biệt là những người mắc bệnh tự miễn dịch.

Bị vảy nến da đầu nên ăn gì?

Một số thực phẩm sẽ hữu ích cho việc điều trị bệnh vẩy nến da đầu như:

  • Trái cây, rau, đặc biệt là những quả mọng, rau xanh rất tốt cho việc điều trị.
  • Cá hồi, cá mòi, các loại cá khác giàu axit béo omega 3.
  • Các loại thảo mộc và gia vị giàu chất chống oxy hóa như gừng, nghệ, thì là,...
  • Chất béo có lợi cho tim như dầu ô liu, hạt và quả hạch.

Che-do-an-hop-ly-cho-nguoi-vay-nen-da-dau.webp

Chế độ ăn hợp lý cho người vẩy nến da đầu

Ngoài chế độ ăn hợp lý, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm có chứa sói rừng, cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,... Theo nghiên cứu đến từ đại học Thẩm Dương, Trung Quốc năm 2009, sói rừng có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể. Cao nhàu giúp thanh nhiệt, giải độc. Chiết xuất nhũ hương giúp giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng hiệu quả. Bạch thược có khả năng tiêu viêm, giảm đau và làm mát giúp giảm ngứa ngáy khó chịu. Hoàng bá chứa hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch. Với sự kết hợp của các thành phần dược liệu này, sản phẩm đã đem lại hiệu quả tuyệt vời giúp giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến da đầu như ửng đỏ, ngứa ngáy, viêm,...

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách điều trị bệnh vẩy nến da đầu. Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại cách thức liên hệ của bạn dưới đây để chúng tôi giải đáp cho bạn.

>>> Xem thêm: Người bị vảy nến nên kiêng ăn gì để bệnh không tiến triển?

Link tham khảo:

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/scalp-psoriasis-treatment#:~:text=Your%20doctor%20may%20prescribe%20steroids,for%2010%20to%2030%20minutes.

https://www.healthline.com/health/scalp-psoriasis-home-remedies#overview

https://www.medicalnewstoday.com/articles/314731

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/psoriasis-avoid-food