Bệnh vẩy nến nhẹ là bệnh da liễu gây tổn thương trên da không quá nghiêm trọng. Nhiều người cho rằng vảy nến nhẹ không ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc. Chính vì vậy, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy vẩy nến nhẹ có nguy hiểm không? Vẩy nến nhẹ cải thiện bằng cách nào? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây!

Vẩy nến nhẹ là tình trạng như thế nào? Nguyên nhân nào gây bệnh?

Bệnh vẩy nến nhẹ là các mảng vảy đỏ bao phủ ít hơn 3% cơ thể. Trong đó 1% của cơ thể có diện tích bằng khoảng 1 bàn tay. Với mức độ này, bệnh vẩy nến nhẹ có thể gây ra một số triệu chứng như:

  • Sưng đỏ, nóng rát ở vùng da bị tổn thương do vẩy nến.
  • Ngứa ở vùng da vẩy nến do tái tạo da, triệu chứng khá giống với viêm da dị ứng.
  • Các tế bào da đã chết dày lên như vảy cá, dưới lớp vảy cá màu hồng, trên mặt có màu trắng. Bệnh vẩy nến nhẹ có diện tích nhỏ, sau đó sẽ lan ra, hình thành những mảng lớn hơn.

Vay-nen-nhe-co-the-gay-ngua-ngay-kho-chiu.jpg

Vẩy nến nhẹ có thể gây ngứa ngáy, khó chịu

Ngoài ra, các vùng nhỏ của bệnh vẩy nến có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc nếu chúng gây ngứa hoặc đau.

Vẩy nến là bệnh tự miễn, do hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn. Tức là các tế bào miễn dịch thay vì tấn công tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể, thì chúng tấn công các cơ quan trong cơ thể hay các tế bào biểu bì da, gây bệnh vẩy nến. Ngoài ra, bệnh vẩy nến còn có thể do một số yếu tố khác như:

  • Tổn thương da: Vết cắt hoặc vết xước, vết cắn của bọ hoặc vết cháy nắng nghiêm trọng cũng có thể là yếu tố nguy cơ khiến bệnh vẩy nến bùng phát.
  • Di truyền: Trong gia đình có cha hoặc mẹ bị bệnh tự miễn thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Vì vậy, nếu có người thân mắc bệnh vẩy nến thì khả năng bị bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn.
  • Căng thẳng: Đây là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc vẩy nến.
  • Hút thuốc lá: Yếu tố này làm tăng nguy cơ mắc bệnh và khiến bệnh vẩy nến nghiêm trọng hơn. 

Hut-thuoc-la-lam-tang-nguy-co-mac-vay-nen.jpg

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc vẩy nến

>>> Xem thêm: Thuốc trị vảy nến da đầu mà chuyên gia khuyên dùng

Vẩy nến nhẹ có nguy hiểm không?

Bệnh vẩy nến nhẹ thường ít ảnh hưởng đến cơ thể, nhưng nếu bệnh không điều trị sớm có thể tiến triển thành vẩy nến nặng. Mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Diện tích bề mặt cơ thể: Bao nhiêu phần trăm cơ thể bị vẩy nến? Để tìm ra điều này, hãy nhớ, diện tích bàn tay của bạn bằng 1%.
  • Mức độ nghiêm trọng: Tỷ lệ, độ dày và mức độ đỏ trung bình của các tổn thương do vẩy nến là bao nhiêu? Tổn thương càng nhiều thì tình trạng bệnh càng nặng.
  • Chất lượng cuộc sống: Bệnh vẩy nến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày như thế nào (tình trạng làn da, cảm xúc và mức độ ảnh hưởng đến các mối quan hệ).

Bệnh vẩy nến nhẹ ban đầu thường không nguy hiểm cho người mắc, tuy nhiên, nếu người mắc chủ quan, không điều trị bệnh sớm, vẩy nến có thể tiến triển nặng hơn, gây những biến chứng như:

- Biến chứng lên thận: Bệnh vẩy nến có thể gây suy thận, hư thận nếu không được điều trị. 

- Biến chứng lên tim mạch và huyết áp: Tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ,…

- Biến chứng rối loạn chuyển hóa: Béo phì, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid. 

- Biến chứng tâm lý: Tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp.

Vay-nen-khien-nguoi-mac-xau-ho-tu-ti.jpg

Vẩy nến khiến người mắc xấu hổ, tự ti

>>> Xem thêm: Thuốc chữa bệnh vẩy nến: Nên lựa chọn tây y hay đông y?

Vẩy nến nhẹ cải thiện bằng cách nào?

Chuyên gia thường chỉ định điều trị vẩy nến nhẹ bằng phương pháp đơn giản giản, từ nhẹ đến trung bình. Phương pháp điều trị đầu tiên cho người bệnh là dùng kem bôi da hoặc thuốc mỡ. Nếu phương pháp điều trị nhẹ không hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị mạnh hơn cho đến khi tìm được cách điều trị phù hợp. Một số cách điều trị vẩy nến nhẹ bao gồm:

Thuốc tây cải thiện vẩy nến nhẹ

Một số thuốc tây cải thiện vẩy nến nhẹ thường được sử dụng bao gồm:

Thuốc Corticosteroid

Corticosteroid là thuốc điều trị tại chỗ phổ biến nhất được sử dụng cho bệnh vẩy nến nhẹ. Thuốc cải thiện triệu chứng bệnh vẩy nến bằng cách kiềm chế tốc độ phát triển của tế bào da và giúp giảm viêm.

Các loại corticosteroid điều trị vẩy nến nhẹ có thể ở dạng kem, gel, lotion và dầu gội. Corticosteroid càng mạnh thì sử dụng càng hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc càng mạnh thì tác dụng phụ có thể gặp lại càng nhiều. Chỉ định dùng loại thuốc nào còn tùy vào vị trí bị vẩy nến:

  • Corticosteroid nhẹ hơn để điều trị các vùng nhạy cảm trong thời gian giới hạn, như mặt, bẹn và ngực.
  • Corticosteroid mạnh hơn dùng cho những vùng da có mảng dày hơn.

Tác dụng phụ: Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Corticosteroid bao gồm da mỏng, thay đổi màu da, mụn trứng cá, vết rạn da, mẩn đỏ, mạch máu nổi rõ hơn hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu sử dụng Corticosteroid liều cao tại chỗ kéo dài nó có thể hấp thụ vào tuần hoàn và gây ra tác dụng phụ như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và hội chứng Cushing. 

 

Thuoc-Corticosteroid-co-the-gay-mong-da-nhiem-trung-da.webp

Thuốc Corticosteroid có thể gây mỏng da, nhiễm trùng da

Thuốc ức chế miễn dịch

  • Methotrexate: Giảm sản xuất tế bào da và ngăn chặn tình trạng viêm. Sử dụng một liều uống duy nhất mỗi tuần. Có thể gây khó chịu cho dạ dày, chán ăn và mệt mỏi. Dùng methotrexate lâu dài cần xét nghiệm liên tục để đánh giá công thức máu và chức năng gan của họ.
  • Cyclosporine: Ức chế hệ thống miễn dịch, dùng cho người vảy nến. Không sử dụng cyclosporine liên tục trong hơn một năm. Cyclosporine có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả ung thư. 

Chất tương tự vitamin D

Calcipotriene, Calcitriol là dạng vitamin D tổng hợp dùng để điều trị vẩy nến nhẹ với cơ chế là làm chậm sự phát triển của tế bào da. Các loại kem vitamin D bao gồm: Calcipotriene (Dovonex, Sorilux, Taclonex ); Calcitriol (Vectical)

Khi sử dụng chất tương tự vitamin D cũng có thể gặp một số tác dụng phụ như: Kích ứng da, bỏng rát, ngứa, khô da, bong tróc da hoặc phát ban. Nếu quá nhiều vitamin D được hấp thụ vào cơ thể, có thể dẫn đến tăng nồng độ canxi.

Retinoid

Retinoid là dẫn xuất vitamin A, hoạt động bằng cách làm chậm sự phát triển của tế bào da và giảm viêm. 

Retinoid như Tazarotene giúp giảm viêm da, giảm sự tăng trưởng tế bào bất thường và phân chia tế bào da. Kem Tazarotene (Tazorac) có thể gây ra các tác dụng phụ như kích ứng da, mẩn đỏ và nhạy cảm với ánh nắng (bạn cần bôi kem chống nắng khi sử dụng thuốc này). Thuốc này có thể gây hại cho thai nhi nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có ý định mang thai hoặc đang mang thai.

Anthralin

Anthralin làm chậm sự phát triển của các tế bào da, chống tăng sinh, kháng viêm. Anthralin có thể gây kích ứng nên được sử dụng cẩn thận. Ngoài ra, anthralin cũng có thể gây nhuộm màu da nên trong vòng 20 - 30 phút sau khi dùng anthralin cần rửa sạch. Các loại anthralin như: Drithocreme, Micanol, Zithranol,...

Anthralin có thể gây ra một các tác dụng phụ như kích ứng da, để lại vết màu nâu trên quần áo, tóc, ga trải giường và da.

Kem-boi-chua-Anthralin-giup-cai-thien-vay-nen-nhe.jpg

Kem bôi chứa Anthralin giúp cải thiện vẩy nến nhẹ

Axit salicylic

Axit salicylic có dạng kem dưỡng da, gel và dầu gội giúp loại bỏ vẩy nến nhẹ. Axit salicylic cũng có thể được sử dụng với các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến khác như corticosteroid hoặc nhựa than đá.

Axit salicylic có thể gây ra các tác dụng phụ như kích ứng da và rụng tóc.

Nhựa than

Nhựa than đá là một trong những phương pháp điều trị lâu đời nhất đối với bệnh vẩy nến. Nhựa than có dạng dầu gội, kem và nước dưỡng da giúp làm chậm sự phát triển của tế bào da, làm giảm vảy, ngứa và sưng tấy. 

Các tác dụng phụ khi sử dụng nhựa than bao gồm kích ứng da và nhạy cảm với ánh nắng. Ngoài ra, nhựa than cũng có thể gây ra mùi nặng và làm ố quần áo, khăn trải giường hoặc tóc.

Các biện pháp dân gian cải thiện vẩy nến nhẹ

Để cải thiện vẩy nến nhẹ, người bệnh nên chăm sóc da cẩn thận và có thể sử dụng thêm một số biện pháp dân gian. Cụ thể như sau:

Ngăn ngừa da khô

Người bệnh vẩy nến nhẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cho không khí trong nhà được thoải mái nhất. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm có thể giữ cho làn da mềm mại và ngăn ngừa hình thành các mảng vẩy nến.

Hạn chế uống rượu bia

Rượu là nguyên nhân kích thích bệnh vẩy nến nghiêm trọng hơn. Theo nghiên cứu năm 2015, những người uống ít nhất 5 cốc bia mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến cao gần gấp đôi so với người không uống.

Han-che-uong-ruou-bia-giup-cai-thien-vay-nen-nhe.webp

Hạn chế uống rượu bia giúp cải thiện vẩy nến nhẹ

Tránh xà phòng, nước hoa

Xà phòng và nước hoa có thể có hóa chất gây kích ứng da, gây viêm da vảy nến. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng, tiếp xúc trực tiếp hoặc chọn những sản phẩm dành cho da nhạy cảm. 

Chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh vẩy nến. Người bệnh nên hạn chế ăn thịt đỏ, chất béo bão hòa, đường tinh luyện, carbohydrate để giảm cơn bùng phát vẩy nến.

Giảm căng thẳng

Bệnh vẩy nến có thể do căng thẳng nên tình trạng căng thẳng sẽ làm trầm trọng hơn triệu chứng của bệnh vẩy nến nên người bệnh hãy thư giãn, hạn chế lo lắng để cải thiện bệnh tốt hơn. 

Bên cạnh đó, người bệnh có thể thử phương pháp như yoga và thiền để giảm căng thẳng.

Nghệ

Nghệ đã được chứng minh là giúp giảm thiểu sự bùng phát của bệnh vẩy nến. Nghệ giúp giảm viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, làm giảm các tổn thương ngoài da do bệnh vẩy nến. 

Cách sử dụng: Củ nghệ tươi rửa sạch, sau đó, thái thành từng lát rồi cho vào máy xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt. Thêm một ít mật ong để được hỗn hợp đồng nhất. Dùng tăm bông lấy một lượng hỗn hợp nghệ mật ong vừa đủ rồi thoa lên vùng da bị vẩy nến. Để khoảng 15 – 20 phút, rồi rửa lại bằng nước ấm và dùng khăn bông lau khô. Thực hiện 2 lần mỗi ngày và kiên trì trong nhiều ngày liền để khắc phục triệu chứng của bệnh vẩy nến.

Nghe-giup-chong-viem-cai-thien-vay-nen.webp

Nghệ giúp chống viêm, cải thiện vẩy nến

Nha đam

Nha đam được chứng minh là có thể làm giảm mẩn đỏ và kích ứng do bệnh vẩy nến. Theo nghiên cứu, nha đam có hiệu quả hơn Triamcinolone acetonide 0,1% (thuốc điều trị vẩy nến) trong cải thiện bệnh vẩy nến.

Cách sử dụng: Loại bỏ vỏ nha đam, lấy phần gel bên trong bôi lên vùng da bị vẩy nến nhẹ đã được làm sạch. thực hiện ngày 3 lần để cải thiện bệnh nhé.

Giấm táo

Giấm táo có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, cân bằng độ PH cho da. Chính vì vậy, giấm táo được sử dụng khá phổ biến để điều trị vẩy nến nhẹ. 

Cách sử dụng: Vệ sinh sạch vùng da bị vẩy nến, sau đó lấy bông thấm dung dịch giấm táo (hoặc hỗn hợp nước pha giấm táo với tỷ lệ 1:1), thoa lên da. Rửa sạch với nước sau 30 phút. 

Giải pháp thảo dược cải thiện vẩy nến nhẹ 

Bên cạnh các biện pháp trên, hiện nay, nhiều người lựa chọn giải pháp thảo dược thiên nhiên để cải tình trạng bệnh. Trong đó nổi bật là sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính sói rừng kết hợp cùng thổ phục linh, hoàng bá, nhũ hương,... để cải thiện biểu hiện vẩy nến nhẹ. Các loại thảo dược này khi kết hợp cùng liều lượng thích hợp với nhau có thể điều hòa miễn dịch, chống viêm và giúp giảm triệu chứng vẩy nến nhẹ. Đặc biệt, theo nghiên cứu năm 2016, sói rừng được chứng minh có tác dụng bảo vệ tế bào gốc trung mô khỏi stress oxy hóa. 

Soi-rung-giup-cai-thien-vay-nen-nhe.webp

Sói rừng giúp cải thiện vẩy nến nhẹ

Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa nhiều thành phần thảo dược khác giúp điều hòa miễn dịch, rất tốt với người bệnh tự miễn:

  • Boron giúp điều hòa miễn dịch.
  • Bạch thược: Chống viêm, điều hòa miễn dịch, dùng hỗ trợ điều trị các bệnh tự miễn như vẩy nến nhẹ.
  • Nhàu: Chứa enzym có tác dụng bảo vệ chức năng tế bào và làm tăng năng lượng cho tế bào. 
  • L-Carnitine: Bổ sung L-Carnitine có tác dụng cải thiện phản ứng miễn dịch. 
  • Nhũ hương: Được chứng minh là có đặc tính chống viêm, điều hòa miễn dịch.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp tới bạn đọc tất cả những thông tin hữu ích về bệnh vẩy nến nhẹ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh vẩy nến hay sản phẩm thảo dược có thành phần từ cao sói rừng, vui lòng để lại câu hỏi hoặc thông tin liên hệ dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Link tham khảo:

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/mild-psoriasis

https://dermnetnz.org/topics/psoriasis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/psoriasis/symptoms-causes/syc-2035584