Theo thống kê,  khoảng 36% bệnh nhân lupus ban đỏ bị bùng phát bệnh khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhiều bệnh nhân lupus ban đỏ có biểu hiện nhạy cảm với ánh sáng, da rất dễ đỏ lên khi đi ra nắng, tróc vảy, nổi mẩn. Vì vậy các bệnh nhân lupus ban đỏ nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là ánh nắng từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều, vì khoảng thời gian này ánh nắng chứa rất nhiều tia tử ngoại.

Bệnh lupus ban đỏ có nhiều yếu tố nguy cơ gây nên, bao gồm di truyền, môi trường (nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hóa chất, đặc biệt là ánh nắng mặt trời), nội tiết (xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ trẻ đã có con, khi mang thai, sinh đẻ, tiền mãn kinh thì bệnh tiến triển nặng hơn). Ngoài ra, một số loại thuốc cũng thúc đẩy sự phát triển bệnh. Trong đó vai trò của ánh nắng mặt trời được nhiều tác giả chứng minh trong bệnh lupus ban đỏ. Bệnh gặp nhiều ở xứ nhiệt đới, nặng lên và tái phát vào mùa hè. Lupus ban đỏ chiếm khoảng 40 trên 200 bệnh nhân tự miễn trong 100.000 dân. 

Ánh nắng mặt trời làm bùng phát lupus ban đỏ.png

Ánh nắng mặt trời làm bùng phát lupus ban đỏ

Do là bệnh của hệ thống tạo keo, tất cả những cơ quan của cơ thể có chất tạo keo đều bị tác động của bệnh này nên bệnh tác động lên nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ cơ xương khớp, da, tóc, thận, tim mạch, hệ thần kinh, phổi, hệ miễn dịch và máu, hệ tiêu hóa, mắt… vì vậy triệu chứng bệnh hết sức đa dạng. Hơn 90% số bệnh nhân đến khám có các biểu hiệu không đặc hiệu như gầy sút, mệt mỏi, sốt nhẹ, rụng tóc, viêm loét miệng, đau các khớp nhỏ, đau mỏi cơ, rối loạn kinh nguyệt. Dạng ban kinh điển là ban hình cánh bướm (ban đỏ ở 2 gò má bắc cầu qua sống mũi). Chẩn đoán lupus ban đỏ khi có đủ 4/11 dấu hiệu sau: ban đỏ hình cánh bướm, ban đỏ dạng đĩa, nhạy cảm ánh sáng, loét niêm mạc miệng, viêm khớp, viêm các màng, rối loạn thận, rối loạn tâm thần kinh, rối loạn máu, rối loạn miễn dịch: có kháng thể kháng DNA, kháng thể kháng nhân dương tính.

Do lupus ban đỏ là bệnh tự miễn mạn tính và rất dễ tái phát, nên việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Các thuốc Tây y giúp giảm triệu chứng tạm thời nhưng gây nhiều tác dụng phụ, bệnh nhân nên giảm liều từ từ trước khi dừng thuốc. Do tính chất điều trị trong thời gian dài và phức tạp của lupus ban đỏ, nên bệnh nhân cần sử dụng những sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, an toàn khi dùng lâu dài mà vẫn đạt hiệu quả, ví dụ như Kim Miễn Khang. Hiện nay, nhiều bệnh nhân đang áp dụng phương pháp uống thường xuyên Kim Miễn Khang để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa lupus ban đỏ và cho kết quả tốt.

Bên cạnh uống Kim Miễn Khang hàng ngày, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời đặc biệt là từ 11h đến 14h vì khi đó tia tử ngoại là mạnh nhất, hoặc sử dụng kem chống nắng đối với những vùng da nhạy cảm. Hạn chế sử dụng các thuốc có thể gây ra lupus ban đỏ như: tetracylin, griseofulvin… Cần phối hợp giữa nghỉ ngơi (đặc biệt là trong các đợt cấp) với luyện tập các khớp và cơ, nên thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc những chuyên gia vật lý trị liệu.