Lupus ban đỏ hệ thống là căn bệnh mãn tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công các mô và cơ quan của cơ thể. Bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau như khớp, da, thận, tế bào máu,... đồng thời rất khó chẩn đoán bệnh. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết bệnh, điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh lupus ban đỏ hệ thống trong bài viết dưới đây nhé!

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh gì? 

Lupus ban đỏ hệ thống là một loại lupus phổ biến nhất và là một trong các bệnh tự miễn. Thông thường hệ thống miễn dịch thường chống lại nhiễm trùng và vi khuẩn nguy hiểm để bảo vệ cơ thể. Một bệnh tự miễn dịch xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công các cơ quan trong cơ thể do nhầm lẫn với các vật lạ xâm nhập. Căn bệnh bao gồm các giai đoạn của các triệu chứng nặng và xen kẽ với các triệu chứng nhẹ. Hầu hết người bệnh mắc lupus ban đỏ hệ thống thường có thể sống bình thường khi có sự can thiệp của các biện pháp điều trị thích hợp.

Dấu hiệu bệnh lupus ban đỏ hệ thống 

Các triệu chứng bệnh khác nhau ở từng trường hợp bệnh cụ thể và có thể thay đổi theo thời gian. Một số triệu chứng thường gặp đó là:

  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Sốt.
  • Cứng khớp, đau khớp và sưng tấy.
  • Xuất hiện các tổn thương trên da và trầm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Lú lẫn, đau đầu và mất trí nhớ.
  • Phát ban hình cánh bướm trên mặt, phủ lên má và sống mũi hoặc xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Phát ban trên da có thể gây ra khó chịu và ngứa ngáy. Những nốt ban này đôi khi mờ đi sau một thời gian. Tuy nhiên, một số phát ban và vết loét trên da của bạn có thể không mất đi.
  • Hình thành các bất thường ở ngón tay, ngón chân như chuyển màu trắng hoặc xanh khi tiếp xúc với các tác nhân gây lạnh hoặc căng thẳng được gọi là hiện tượng Raynaud.
  • Các vấn đề về đông máu.
  • Thiếu máu.
  • Rụng tóc.
  • Đau ngực, hụt hơi.
  • Khô mắt.
  • Các vết loét ở miệng.
  • Các vấn đề về thận, tim, phổi.

Triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống cũng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác. Điều này làm cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào được kể trên, hãy liên hệ với các chuyên gia, đến các trung tâm y tế để có được chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Dau-khop-la-mot-trong-cac-trieu-chung-benh-lupus-ban-do-he-thong.webp

Đau khớp là một trong các triệu chứng bệnh lupus ban đỏ hệ thống 

 

>>> Xem thêm: Những biến chứng của bệnh lupus ban đỏ

Chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống 

Để chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ, các chuyên gia sẽ tiến hành xét nghiệm máu để tìm kiếm các kháng thể - protein trong cơ thể có nhiệm vụ chống lại các tác nhân lạ. Những người bị lupus ban đỏ hệ thống thường có kết quả dương tính với ANA.

Một phương pháp chẩn đoán khác đó là chụp X - quang và quét tim, thận, các cơ quan khác hoặc phân tích nước tiểu để tìm ra các bất thường.

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ hệ thống 

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ hiện vẫn chưa được biết rõ. Mặc dù vậy thông qua quá trình điều trị và nghiên cứu, một số yếu tố dưới đây được cho rằng liên quan đến sự hình thành lupus ban đỏ:

  • Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ thường có khả năng mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Đặc biệt, phụ nữ thường gặp các triệu chứng bệnh nghiêm trọng khi đang mang thai hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt do mức độ estrogen cao.
  • Yếu tố môi trường: Ánh sáng mặt trời, thuốc uống (thuốc huyết áp, thuốc chống co giật, thuốc kháng sinh), vi rút và căng thẳng có thể là yếu tố dẫn đến bệnh lupus. 
  • Tiền sử gia đình (yếu tố di truyền): Nếu trong gia đình có người mắc bệnh tự miễn, bạn sẽ có nguy cơ mắc lupus ban đỏ cao hơn người khác.
  • Hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch nhầm lẫn và tấn công các tế bào lành là một nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống bao gồm:

  • Tuổi tác: Bệnh có thể ảnh hưởng đến tất cả các độ tuổi nhưng thường phổ biến hơn ở khoảng 15 - 45 tuổi.
  • Giới tính: Bệnh phổ biến hơn ở nữ giới.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có chữa được không?

Câu trả lời là không thể chữa được. Cho đến nay vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm cho bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Các phương pháp can thiệp chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng, giảm thiểu thiệt hại và tăng chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trong hầu hết các trường hợp, tử vong không phải do bệnh lupus mà là do các triệu chứng và biến chứng mà bệnh gây ra như tổn thương thận, bệnh tim mạch và nhiễm trùng,...

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là bệnh mạn tính kéo dài suốt đời và cần được kiểm soát thường xuyên. Mục tiêu của việc điều trị là làm giảm các triệu chứng và hạn chế mức độ tổn thương mà bệnh gây ra cho các cơ quan, bộ phận khác của cơ thể. Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh:

  • Thuốc steroid (corticosteroid): Các loại kem steroid có thể được bôi trực tiếp lên vết ban. Việc sử dụng kem thường an toàn và hiệu quả đặc biệt là trong trường hợp mẩn ngứa nhẹ. Steroid có thể được sử dụng với liều cao khi bệnh làm ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Tuy nhiên ở liều cao, thuốc này có thể đem lại nhiều tác dụng không mong muốn như: 
  • Hydroxychloroquine: Thuốc thường được sử dụng để ngăn chặn đào thải các cơ quan được cấy ghép nhờ ức chế hệ thống miễn dịch và cũng được dùng cho bệnh lupus nặng.
  • Methotrexate: Thuốc tác dụng lên hệ thống miễn dịch thường được dùng phổ biến cho các bệnh ngoài da như lupus ban đỏ, vảy nến.
  • Cyclophosphamide và mycophenolate mofetil: Các thuốc hóa trị giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch, được dùng cho bệnh lupus nặng đặc biệt là lupus ảnh hưởng đến thận.
  • Belimumab, rituximab: Kháng thể đơn dòng làm giảm hoạt động của các tế bào bạch cầu tạo tự kháng thể, cải thiện lupus ban đỏ.

Thuoc-dieu-tri-lupus-ban-do-he-thong.webp

Thuốc điều trị lupus ban đỏ hệ thống 

Ngoài điều trị, người bệnh cũng có thể thực hiện những điều sau để có thể ngăn ngừa bệnh lupus ban đỏ bùng phát:

  • Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Ánh sáng làm tăng các tổn thương, sử dụng đồ bảo hộ (áo dài tay, mũ, khẩu trang) hoặc bôi kem chống nắng hay hạn chế việc ra ngoài vào ban ngày sẽ giúp ích cho người bệnh lupus ban đỏ.
  • Tập thể dục thường xuyên: Điều này giúp làm giảm độ cứng của cơ bắp, ngăn ngừa loãng xương, giảm căng thẳng và bảo vệ tim mạch.
  • Bỏ thuốc lá và rượu bia: Giúp giảm nhiễm trùng, đau tim và giảm nguy cơ mắc các bệnh về phổi.
  • Kết hợp nghỉ ngơi và làm việc khoa học giúp giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi.
  • Uống thuốc theo đúng hướng dẫn sử dụng của các chuyên gia.

Lupus ban đỏ hệ thống sống được bao lâu? 

Phần lớn người bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể sống như người bình thường. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều người mắc căn bệnh này có thể sống thêm 40 năm. Như vậy nếu áp dụng các liệu pháp điều trị và chăm sóc đúng thì hiệu quả đem lại sẽ cao.

>>> Xem thêm: Người bị bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu? Xem ngay!

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có lây không?

Lupus ban đỏ hệ thống không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác khi chạm hoặc đứng gần. Chúng ta cần có cách hiểu chính xác về bệnh bởi một số người đã tỏ thái độ kì thị, xa lánh với những người mắc lupus ban đỏ. Đây là một trong các nguyên nhân làm cho người bệnh cảm thấy căng thẳng, stress, tự ti, tâm lý không ổn định làm cho bệnh tiến triển xấu đi.

Đối với người bệnh mắc lupus ban đỏ hệ thống có thể sử dụng thêm sản phẩm có chứa: Sói rừng, cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,... Các thành phần từ thảo dược ít tác dụng phụ và khi phối hợp giúp giảm thiểu các triệu chứng bệnh đáng kể rất đáng tin dùng. Trong đó, theo báo cáo nghiên cứu của đại học Thẩm Dương, Trung Quốc năm 2009, sói rừng đã được chứng minh là có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua đó cải thiện các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống.  Hoàng bá chứa hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch. Chiết xuất nhũ hương giúp giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng hiệu quả. Bạch thược có khả năng tiêu viêm, giảm đau và làm mát giúp giảm ngứa ngáy khó chịu.

Soi-rung-ho-tro-dieu-tri-lupus-ban-do-he-thong.webp

Sói rừng hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ hệ thống 

Trên đây là các thông tin về bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại thông tin liên hệ của bạn để chúng tôi tư vấn thêm cho bạn.

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/systemic-lupus-erythematosus

https://www.cdc.gov/lupus/facts/detailed.html#:~:text=Systemic%20lupus%20erythematosus%20(SLE)%2C,%2C%20kidneys%2C%20and%20blood%20vessels.

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4875-lupus

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lupus/symptoms-causes/syc-2036578