Chàm tổ đỉa là bệnh chàm phổ biến với sự xuất hiện các mụn nước trên lòng bàn chân, lòng bàn tay và ngón tay của người bệnh. Chàm tổ đỉa dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác. Vậy làm thế nào để nhận biết chàm tổ đỉa, bệnh có những biểu hiện gì và cách chữa trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về bệnh chàm tổ đỉa trong bài viết dưới đây.

Chàm tổ đỉa là gì?

Chàm tổ đỉa hay còn được gọi là bệnh chàm bội nhiễm, bệnh ngoài da mạn tính với các mụn nước nhỏ gây ngứa hoặc đau dữ dội. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác cũng như phương pháp điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng phương pháp có thể cải thiện bệnh hiệu quả.

Triệu chứng bệnh chàm tổ đỉa 

Các mụn nước nhỏ là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh chàm tổ đỉa. Bên cạnh đó, một số triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải đó là:

  • Mụn nước nhỏ ở ngón tay hoặc lòng bàn tay.
  • Mụn nước xuất hiện nhiều ở lòng bàn chân.
  • Thường xuyên ngứa hoặc nóng rát quanh mụn nước.
  • Đổ mồ hôi xung quanh mụn nước.
  • Móng tay dày lên và có sự thay đổi về màu sắc.

Các mụn nước do bệnh chàm tổ đỉa có thể tự biến mất sau 2-3 tuần để lại làn da đỏ, khô nứt và căng.

Các mụn nước cũng có thể làm tổn thương da gây nên các vết hở khiến người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn ví dụ như nhiễm trùng tụ cầu với các biểu hiện như: Mụn nước rỉ mủ, đau đớn, vùng da bệnh đóng vảy và sưng tấy. 

Triệu chứng bệnh chàm tổ đỉa có thể nhẹ hoặc nặng. Trong các trường hợp nặng, mụn nước ở chân có thể khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi đi lại và mụn nước trên tay làm ảnh hưởng đến việc nấu nướng, dọn dẹp và các công việc khác.

Cac-mun-nuoc-tren-long-ban-chan.webp

Các mụn nước trên lòng bàn chân

 

Nguyên nhân bệnh chàm tổ đỉa  

Các nguyên nhân chính xác gây bệnh chàm tổ đỉa vẫn chưa được biết rõ. Trước đây, người ta cho rằng vấn đề nằm ở tuyến mồ hôi của mỗi người, tuy nhiên điều này đã được chứng minh là hoàn toàn sai. Theo hiệp hội Eczema, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với nam giới và những người ở độ tuổi từ 20-40 cũng có nhiều khả năng mắc tình trạng này. Một số yếu tố nguy cơ đã được biết đến đối với bệnh chàm tổ đỉa bao gồm:

  • Căng thẳng, stress.
  • Dị ứng theo mùa.
  • Tiếp xúc với nước trong thời gian dài.
  • Đổ mồ hôi nhiều ở bàn chân hoặc bàn tay.
  • Tiền sử gia đình bị chàm tổ đỉa.
  • Mắc các bệnh về da như viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc.
  • Sự gia tăng nhiệt độ vào mùa xuân hoặc mùa hè.
  • Sử dụng sản phẩm bôi ngoài da không phù hợp.
  • Do phản ứng dị ứng với một số kim loại như niken, coban. Chúng được tìm thấy trong các đồ vật hàng ngày, trang sức, điện thoại và có thể có trong thực phẩm.
  • Người đang điều trị bằng liệu pháp globulin miễn dịch theo đường tiêm tĩnh mạch cũng có nguy cơ bị bệnh cao.
  • Hệ thống miễn dịch bị rối loạn dẫn đến sự tấn công nhầm lần vào các tế bào lành thay vì các tế bào gây hại.

Điều trị bệnh chàm tổ đỉa

Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh chàm tổ đỉa, nhưng có rất nhiều biện pháp được áp dụng để kiểm soát tình trạng bệnh như sử dụng thuốc hay cải thiện bệnh tại nhà.

Thuốc chữa chàm tổ đỉa 

Các loại thuốc thường được sử dụng điều trị cho bệnh chàm tổ đỉa đó là:

  • Các chuyên gia có thể kê đơn thuốc mỡ hoặc kem bôi có chứa thành phần steroid để giảm viêm và giúp loại bỏ các mụn nước, giúp da mau chóng lành. Da sẽ hấp thu thuốc tốt hơn nếu bạn đặt một miếng gạc ướt lên vùng da bệnh đã được bôi thuốc. Nếu bệnh bùng phát nghiêm trọng hơn, người bệnh cần dùng thuốc steroid dưới dạng viên uống.
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch bao gồm thuốc mỡ tacrolimus, kem pimecrolimus, viên nén cyclosporine, azathioprine giúp làm dịu vết sưng tấy và giảm kích ứng.
  • Thuốc kháng histamin như diphenhydramine (benadryl) hoặc loratadin (alavert, claritin) hỗ trợ giảm ngứa.
  • Thuốc chống nấm nếu vết chàm có liên quan đến nấm.
  • Tiêm độc tố botulinum (botox) giúp ngăn cho bàn tay và chân không đổ mồ hôi - một trong những yếu tố gây bệnh chàm tổ đỉa.

Ngoài việc sử dụng thuốc, các chuyên gia có thể dùng các cách sau để điều trị bệnh chàm tổ đỉa:

  • Liệu pháp ánh sáng: Chiếu tia cực tím (UV) lên vùng da bị tổn thương.
  • Hút chất lỏng từ các mụn nước làm tiêu các vết phồng rộp. Biện pháp này nên được thực hiện bởi chuyên gia, người bệnh không tự ý điều trị nếu không muốn bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Các biện pháp khắc phục chàm tổ địa tại nhà

Mặc dù các biện pháp điều trị tại nhà không đem lại hiệu quả nhanh như sử dụng thuốc do các chuyên gia chỉ định, nhưng phương pháp này có thể làm giảm triệu chứng bệnh.

  • Chườm lạnh giúp làm dịu các khu vực da bị ngứa, khó chịu và phồng rộp hoặc ngâm tay hoặc chân trong nước ngâm thuốc có tác dụng giảm viêm tốt.
  • Vệ sinh chân tay hàng ngày, sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ, không mùi.
  • Hạn chế tiếp xúc với nước, đeo gang tay và đeo ủng khi cần thiết.
  • Nếu mắc bệnh chàm tổ đỉa dị ứng hãy tránh xa những thứ gây dị ứng.
  • Thoa kem dưỡng ẩm sau khi rửa tay hoặc tắm giúp cho da không bị khô và ngăn ngừa mất nước.
  • Để tâm trạng luôn thoải mái, giảm căng thẳng và stress bằng cách nghe nhạc, nấu ăn, ngồi thiền,...
  • Loại bỏ các sản phẩm không phù hợp với da.
  • Tháo bỏ vòng tay và nhẫn để nước không đọng lại sau khi rửa tay.
  • Không gãi các vết phồng rộp hay nặn mụn nước, điều này sẽ làm cho tổn thương da tồi tệ hơn.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm đặc biệt là khi thời tiết lạnh hoặc khô giúp dưỡng ẩm cho da, bảo vệ làn da của bạn.

Deo-bao-tay-khi-can-thiet-de-ban-che-tay-tiep-xuc-voi-nuoc.webp

Đeo bao tay khi cần thiết đề bạn chế tay tiếp xúc với nước 

Bệnh chàm tổ đỉa có lây không?

Nguyên nhân bệnh là do cơ địa của từng người. Mụn nước có thể lây lan từ vùng da này sang vùng da khác của người bệnh nhưng không thể lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc. Các chuyên gia đã khẳng định rằng ngay cả khi các dịch mủ do các mụn nước bị vỡ ra tiếp xúc với da của người lành cũng không thể truyền được bệnh. 

Bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Không có một chế độ ăn nào có thể chữa khỏi bệnh chàm, nhưng ăn uống hợp lý có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh. Người bệnh có thể hỏi ý kiến của chuyên gia để xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Cụ thể:

Bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì

  • Một số kim loại vi lượng trong đồ ăn như coban hoặc niken sẽ làm cho bệnh chàm tổ đỉa trầm trọng hơn. Người bệnh nên tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa các kim loại này trong khẩu phần ăn của mình như: Giá đỗ, hạt điều, đậu nành, hạt lanh, đậu xanh, trà, ngũ cốc,...
  • Không nên nạp gluten: Gluten được tìm thấy nhiều trong gạo lứt, bánh mì, khoai tây chiên,... có khả năng gây dị ứng cao, làm tăng các triệu chứng trên da và phản ứng toàn thân.
  • Hạn chế sữa, ngũ cốc nguyên hạt, thịt đỏ, bột mì, đường để giảm khả năng viêm.
  • Đường có rất nhiều trong các loại thực phẩm và đồ uống gây viêm và kích thích bệnh chàm tổ đỉa bùng phát. Hãy hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường trong chế độ ăn hàng ngày.

Bệnh chàm tổ đỉa nên ăn gì

Một chế độ ăn lành mạnh đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp ích cho người bệnh:

  • Chế độ ăn uống chống viêm tăng lượng rau củ và cá sẽ giúp cho người bệnh giảm đau và cải thiện các triệu chứng bệnh. 
  • Bổ sung axit béo omega-3 từ cá hồi, cá ngừ, dầu oliu tăng cường sức đề kháng.
  • Thực phẩm có chứa quercetin có nhiều trong táo, việt quất, bông cải xanh, rau chân vịt, cải xoăn,... có khả năng chống oxy hóa và kháng histamin tốt. 
  • Thực phẩm chứa probiotic - men vi sinh tăng cường hệ miễn dịch làm giảm các đợt bùng phát hoặc phản ứng dị ứng như: Sữa chua, bắp cải,...

Su-dung-nhieu-rau-cu-qua-trong-khau-phan-an-cho-nguoi-bi-cham-to-dia.webp

Sử dụng nhiều rau củ quả trong khẩu phần ăn cho người bị chàm tổ đỉa

Ngoài ra, người mắc bệnh chàm tổ đỉa có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm có chứa sói rừng, cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,... Trong đó dịch chiết cây sói rừng đã được báo cáo bởi Đại học Thẩm Dương, Trung Quốc là có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch, chống tự miễn. Cao nhàu và hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch. Thổ phục linh có khả năng giải độc và điều trị các viêm. Chiết xuất nhũ hương giúp giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng hiệu quả. Với sự kết hợp của các loại thảo dược trên, sản phẩm đã hỗ trợ giảm các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước, ngăn chặn bệnh tái phát.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh chàm tổ đỉa. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ thực sự hữu ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại số điện thoại để chúng tôi giải đáp thêm cho bạn.

Link tham khảo: 

https://www.nhs.uk/conditions/pompholyx/#:~:text=Pompholyx%20(dyshidrotic%20eczema)%20is%20a,seen%20in%20adults%20under%2040.

https://www.healthline.com/health/dyshidrotic-eczema

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/dyshidrotic-eczema

https://www.medicalnewstoday.com/articles/32083