Chàm là tên chung của các bệnh viêm da có thể gặp ở mọi độ tuổi. Bệnh gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống, tinh thần và thậm chí là sức khỏe của người mắc. Vậy, bệnh chàm là gì? Làm thế nào để giảm khó chịu mỗi khi bệnh chàm tái phát? Hãy cùng tìm hiểu ngay.

Giới thiệu về bệnh chàm (Eczema)

Bệnh chàm có nhiều loại khác nhau. Để có thể giảm được khó chịu do bệnh chàm gây ra, bạn cần biết mình đang bị loại chàm nào.

Bệnh chàm là gì?

Như đã nói đến ở trên, chàm (Eczema) là một khái niệm, thuật ngữ được sử dụng cho một nhóm bệnh viêm da gây ra triệu chứng tương tự phát ban như ngứa, nổi các mảng đỏ. Trên thực tế, khái niệm này thường được dùng thay thế cho tình trạng viêm da dị ứng, tuy nhiên, đây chỉ là một trong những loại chàm phổ biến nhất. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Theo thông tin từ Thư viện Y khoa Southern Cross (New Zealand), cứ 3 người tại đây sẽ có 1 người bị chàm. Đặc biệt, bệnh phổ biến ở trẻ em khi có đến 15% trẻ em và 9% thiếu niên tại đây bị chàm. Ngoài ra, đây cũng là bệnh gây ảnh hưởng đến 15 triệu người tại Hoa Kỳ. Trong đó, trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị chàm nhất khi chiếm từ 10 – 20% tổng số ca mắc bệnh.

Bệnh chàm có lây không?

Bệnh chàm không lây lan nhưng nó có thể gây ra nhiều sự khó chịu cho người mắc. Ví dụ như ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây nhiễm trùng da hoặc làm người bệnh bị mắc chứng ngứa mạn tính.

Cham-la-thuat-ngu-chung-cho-mot-so-benh-viem-da-khac.webp

Chàm là thuật ngữ chung cho một số bệnh viêm da khác

Các loại bệnh chàm

Có khá nhiều loại chàm khác nhau, 7 loại bệnh chàm sau đây được xem là phổ biến hơn cả. Bao gồm:

Viêm da cơ địa: Hay còn gọi với tên viêm da dị ứng, đây là dạng bệnh chàm phổ biến nhất. Viêm da cơ địa thường xuất hiện từ nhỏ và giảm dần hoặc biến mất khi trưởng thành. Da khô, ngứa, xuất hiện mẩn đỏ là những dấu hiệu đặc trưng của viêm da dị ứng.

Viêm da tiếp xúc: Là tình trạng chàm xuất hiện khi hệ thống miễn dịch kích hoạt phản ứng bảo vệ cơ thể với các chất kích thích, hóa học, kim loại,… tiếp xúc hoặc gây kích thích da. Biểu hiện dễ thấy của viêm da tiếp xúc là da bị đỏ, ngứa, bỏng và châm chích.

Bệnh chàm bội nhiễm: Hay còn gọi là chàm tổ đỉa. Loại bệnh này phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới. Bệnh chàm tổ đỉa đặc trưng bởi các mụn nước nhỏ được hình thành trên bàn chân, bàn tay của bạn.

Chàm tay (chàm bàn tay): Là trường hợp bệnh chàm chỉ ảnh hưởng đến bàn tay của bạn. Bệnh này thường phổ biến ở những người tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng thường xuyên như lau dọn, thợ làm tóc, thợ giặt ủi,…

Viêm da thần kinh: Đây là thể chàm tương tự với viêm da dị ứng. Viêm da thần kinh sẽ gây ra những mảng dày, có vảy trên bề mặt da và ngứa ngáy.

Chàm Nummular (thể đồng tiền): Đặc trưng bởi các nốt chàm tròn, hình đồng xu ở trên da. Những nốt sần này có thể gây ngứa nhiều và khó chịu hơn so với các loại bệnh chàm khác.

Viêm da ứ nước (viêm da ứ đọng): Thường xuất hiện ở cẳng chân do máu lưu trong cơ thể lưu thông kém. Bạn có thể thấy sưng, đỏ, đau và ngứa khó chịu khi bị viêm da ứ nước.

Mot-so-the-benh-cham-thuong-gap.webp

Một số thể bệnh chàm thường gặp

Triệu chứng nhận biết bệnh chàm

Tùy thuộc vào mỗi thể bệnh chàm mà bạn gặp phải, các triệu chứng có thể khác nhau. Nhưng nhìn chung, bệnh chàm sẽ có các dấu hiệu điển hình chính như sau:

  • Ngứa: Đây là triệu chứng gây khó chịu nhất của bệnh chàm. Nếu bạn gãi khi xuất hiện các cơn ngứa, da sẽ bị kích ứng thêm và tình trạng ngứa không thuyên giảm.
  • Nổi phát ban: Đặc trưng bởi các nốt màu đỏ đến nâu xám hoặc nổi mụn nước nhỏ. Phát ban sẽ xuất hiện nhiều hơn trên bàn chân, bàn tay, mắt cá chân, cổ tay, ngực, cổ, mí mắt, bên trong khuỷu tay hoặc đầu gối. Ở trẻ sơ sinh có thể thấy xuất hiện nhiều ở da đầu, mặt.
  • Da khô, bong tróc, nứt nẻ: Thường xuất hiện sau khi mụn nước bị vỡ hoặc các nốt sần bắt đầu khô lại, đóng vảy và gây nứt nẻ, bong tróc.
  • Một số dấu hiệu khác: Da thô rát, nhạy cảm hơn, da bị dày lên, các mụn nước rỉ chất lỏng, xuất hiện các vết sưng nhỏ hơn trên cơ thể.

Nếu những dấu hiệu trên xuất hiện, bạn cần liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt. Đặc biệt, khi tình trạng bệnh chàm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, có các dấu hiệu bị nhiễm trùng da,… bạn cần ngay lập tức đi khám để được hỗ trợ. Ngoài những triệu chứng trên, để chắc chắn bạn đã mắc bệnh chàm, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm sinh thiết da, xét nghiệm máu.

Ngua-phat-ban-do-da-la-dau-hieu-de-nhan-biet-cua-benh-cham.webp

Ngứa, phát ban, đỏ da là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh chàm

Nguyên nhân của bệnh chàm

Hiện, chưa có thông tin rõ ràng vì sao bệnh chàm xuất hiện. Các chuyên gia cho rằng, bệnh chàm xuất hiện do sự kết hợp của quá trình di truyền, kích hoạt hệ thống miễn dịch, tác động môi trường và những yếu tố khác. Cụ thể như sau:

Hệ thống miễn dịch

Hệ miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khi các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, virus,... tấn công. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ miễn dịch rối loạn, suy yếu. Điều này dẫn đến cơ chế miễn dịch, tấn công vào các cơ quan trong cơ thể thay vì yếu tố tác nhân bên ngoài, gây viêm nhiễm, làm bùng phát bệnh chàm.

Do yếu tố di truyền

Nhiều trường hợp, bệnh chàm có thể xuất hiện do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người từng bị viêm da trước đó, nguy cơ mắc bệnh chàm của bạn sẽ cao hơn.

Ngoài ra, nếu người trong gia đình bạn có tiền sử bị hen suyễn, sốt cỏ khô hoặc bị dị ứng với các chất hóa học, yếu tố khác, bạn cũng dễ mắc bệnh chàm.

Do môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài là yếu tố có thể gây kích ứng da và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Các yếu tố này bao gồm khói thuốc lá, hóa chất (xà phòng, nước tẩy rửa, vải lên khô cứng,…). Ngoài ra, thiếu độ ẩm trên da cũng là một yếu tố khiến chàm xuất hiện.

Yếu tố căng thẳng

Mức độ căng thẳng có thể là nguyên nhân gián tiếp gây chàm hoặc làm cho bệnh trầm trọng hơn. Căng thẳng có thể bao gồm cả mặt tinh thần và thể chất. Ví dụ như:

  • Căng thẳng tinh thần: Phiền muộn, không thể hoặc khó thư giãn, thường xuyên lo lắng cực độ,…
  • Căng thẳng thể chất: Ngủ quá nhiều hoặc quá ít, căng cơ, nhức mỏi, đau nhức, buồn nôn, chóng mặt,…

Nhung-nguyen-nhan-yeu-to-co-the-gay-ra-benh-cham.webp

Những nguyên nhân, yếu tố có thể gây ra bệnh chàm

>>> Xem thêm: Cách phân biệt bệnh vảy nến và bệnh chàm một cách chi tiết nhất

Phương pháp giảm khó chịu do chàm

Hiện chưa có phương pháp nào để chữa khỏi bệnh chàm. Do đó, mục tiêu điều trị chung vẫn là ưu tiên giảm các triệu chứng bệnh, làm lành da, ngừa tổn thương và phòng tái phát. Phương pháp điều trị thường dùng chính là sử dụng thuốc, kem dưỡng ẩm và thay đổi thói quen chăm sóc da. Cụ thể như sau:

Thuốc điều trị bệnh chàm (Eczema)

Thuốc trị chàm sẽ giúp giảm các triệu chứng, làm lành da khi bạn sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc thường được dùng như:

Thuốc Corticosteroid tại chỗ: Thường dưới dạng kem bôi hoặc thuốc mỡ. Nhóm thuốc này giúp chống viêm, giảm các triệu chứng như viêm, ngứa. Thuốc được bôi trực tiếp lên da.

Chất ức chế PDE4 tại chỗ: Là thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) kê đơn. Được sử dụng cho những trường hợp bệnh chàm từ nhẹ đến trung bình. Dùng cho người bệnh từ 2 tuổi trở lên giúp giảm viêm và hồi phục da trông giống như bình thường.

Thuốc ức chế calcineurin dùng tại chỗ: Ví dụ như tacrolimus, pimecrolimus. Thuốc được sử dụng cho người bệnh chàm từ mức trung bình đến nặng.

Thuốc Corticosteroid tiêm: Được sử dụng cho trường hợp bệnh chàm nặng hoặc khó điều trị. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như tổn thương da, mất xương nên chỉ được khuyến cáo sử dụng trong thời gian ngắn.

Thuốc điều hòa miễn dịch toàn thân: Những loại thuốc này tác động và làm suy yếu hệ thống miễn dịch nhưng vẫn đảm bảo khả năng phòng thủ cho cơ thể. Bao gồm những loại thuốc như cyclosporine, mycophenolate mofetil, methotrexate. Nhóm thuốc này thường được sử dụng dưới dạng viên uống, dung dịch uống hoặc thuốc dạng tiêm.

Thuốc sinh học: Dupilumab là loại thuốc nhân tạo protein và làm giảm hệ thống miễn dịch. Từ đó, giúp giảm các triệu chứng của bệnh chàm. Thuốc thường được tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch.

Thuốc kháng sinh, kháng nấm, kháng virus: Sử dụng để điều trị, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng da. Ví dụ như cream synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin,...

Thuốc kháng histamin: Thường được chỉ định dùng vào ban đêm để giảm ngứa và giúp người bệnh có thể ngủ ngon hơn. Ví dụ như chlorpheniramine, cephalosporin,...

Thuoc-tri-cham-tai-cho-co-the-giup-giam-trieu-chung-kho-chiu-cua-benh-cham.webp

Thuốc trị chàm tại chỗ có thể giúp giảm triệu chứng khó chịu của bệnh chàm

Phương pháp trị liệu khác

Ngoài sử dụng thuốc, bạn cũng có thể được chỉ định sử dụng thêm các liệu pháp ánh sáng để giúp giảm khó chịu do bệnh chàm gây ra. Ví dụ như:

  • Đèn chiếu tia cực tím UV: Sử dụng tia UVA hoặc/và UVB tác động lên hệ miễn dịch và giữ cho hệ thống này không phản ứng quá mức. Được sử dụng cho những trường hợp chàm từ trung bình đến nặng. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích sử dụng quá nhiều bởi có thể làm tăng lão hóa da, tăng nguy cơ bị ung thư da.
  • Liệu pháp PUVA: Phương pháp này sử dụng psoralen, một loại thuốc khác nhạy cảm hơn với tia UVA để làm giảm các triệu chứng do chàm gây ra.

Phòng tránh và ngăn ngừa chàm tái phát

Để phòng tránh, ngăn ngừa bệnh chàm tái phát, giúp các vết tổn thương da được dịu nhẹ hơn, bạn cần kết hợp thêm những biện pháp sau đây:

Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp

Chế độ ăn uống có thể hỗ trợ khắc phục, làm dịu sự khó chịu từ bệnh chàm. Theo Hiệp hội Eczema Quốc gia Hoa Kỳ (NEA), bạn nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý khi bị chàm. Cụ thể như sau:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin như A, B, C, E giúp cân bằng hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Bổ sung thêm thực phẩm chống viêm từ tự nhiên như các loại dầu hạt, cá, thực phẩm chứa chất béo có lợi như omega-3, omega-6,…
  • Bổ sung thực phẩm có nhiều kẽm, đây là một trong những nguyên tố giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Hạn chế đồ ăn tanh sống, thực phẩm có nhiều tinh bột, rượu, bia, đồ uống chứa chất thích,… Những thực phẩm này có thể làm triệu chứng bệnh chàm trở nên trầm trọng hơn.

Nguoi-benh-cham-nen-bo-sung-them-vitamin-de-giup-can-bang-mien-dich.webp

Người bệnh chàm nên bổ sung thêm vitamin để giúp cân bằng miễn dịch

Lưu ý trong chăm sóc các vết chàm tại nhà

Bên cạnh các thuốc điều trị, thay đổi chế độ ăn uống, bạn cần lưu ý thêm những vấn đề sau đây:

  • Thực hiện thói quen chăm sóc da lành mạnh, dưỡng ẩm cho da từ 2 – 3 lần/ngày để hạn chế tình trạng khô, nứt nẻ.
  • Sử dụng găng tay khi bạn cần tiếp xúc với hóa chất hoặc những chất có thể gây kích ứng như nước rửa bát, thuốc nhuộm,…
  • Thay đổi thói quen tắm: Khi tắm bạn nên sử dụng nước ấm, cho thêm muối nở, bột yến mạch (sống) hoặc bột yến mạch keo đã được nghiền mịn. Tắm cùng hỗn hợp này 10 – 15 phút/lần, sau đó lau khô và sử dụng kem dưỡng ẩm.
  • Chọn các loại xà phòng có tính tẩy rửa nhẹ hoặc không chứa hương liệu, chất tạo màu, cồn,… Điều này sẽ giúp giảm kích ích da hiệu quả.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày (0.4l/kg).
  • Ưu tiên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu cotton hoặc chất liệu tự nhiên thay cho các loại vải len, thô cứng khác để giảm khó chịu, kích ứng cho da.
  • Quản lý căng thẳng trong cuộc sống tốt hơn. Đơn giản nhất, bạn có thể thực hiện các bài tập như thiền, yoga, thể dục nhịp điệu,…

Sử dụng thảo dược điều hòa miễn dịch

Sử dụng thảo dược là một trong những phương pháp giúp hỗ trợ giảm tình trạng ngứa, phát ban và ngăn bệnh chàm tái phát hiệu quả. Tuy vậy, không phải loại thảo dược nào cũng đem lại tác dụng này, nếu sử dụng không đúng cách, tình trạng chàm có thể trầm trọng hơn.

Do đó, bạn nên lựa chọn các loại thảo dược đã được thực hiện nghiên cứu về hiệu quả. Ví dụ như các thảo dược như sói rừng, nhàu, bạch thược, thổ phục linh, hoàng bá. Trong đó, theo nghiên cứu vào năm 2009, cây sói rừng được chứng minh đem lại hiệu quả trong điều hòa, cân bằng miễn dịch. Từ đó, thảo dược này giúp làm tăng ức chế các phản ứng miễn dịch có hại cho cơ thể.

Một nghiên cứu khác về hiệu quả khi phối hợp các loại thảo dược được nhắc đến ở trên vào năm 2014 cũng đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, khi dùng phối hợp các thảo dược trên cùng các dược liệu khác, tình trạng tổn thương ở da như khô da, nứt, ngứa, đỏ da được cải thiện rõ rệt.

Bên cạnh đó, những thảo dược này đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. Vì vậy, bạn có thể sử dụng trong thời gian dài mà không cần lo lắng đến các tác dụng phụ hoặc hệ lụy như khi lạm dụng thuốc tây y quá lâu.

Mot-so-thao-duoc-giup-dieu-hoa-he-mien-dich-o-nguoi-bi-benh-cham.webp

Một số thảo dược giúp điều hòa hệ miễn dịch ở người bị bệnh chàm

Bệnh chàm là tình trạng mạn tính và có thể theo bạn suốt cuộc đời. Do đó, để có thể giảm thiểu khó chịu do bệnh gây ra, hãy tuân thủ theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Bên cạnh đó, hãy áp dụng thêm các biện pháp chăm sóc, giảm tái phát tại nhà. 

Trên đây là những thông tin tham khảo về bệnh chàm. Nếu còn các thắc mắc liên quan, hãy để lại câu hỏi hoặc số điện thoại dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp cho bạn.

Tham khảo:

https://www.healthline.com/health/types-of-eczema#treatment

https://www.healthline.com/health/eczema#diagnosis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/diagnosis-treatment/drc-20353279

https://nationaleczema.org/eczema/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/14417#summary