Chàm khô là bệnh ngoài da thường xuất hiện vào mùa đông, gây nứt nẻ và ngứa rát. Vậy nguyên nhân nào gây bệnh chàm khô và làm thế nào để điều trị đúng cách nhằm giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cũng như ngăn ngừa các biến chứng của bệnh? Hãy cùng tìm hiểu thông tin hữu ích trong bài viết sau để hiểu hơn về chàm khô.

Bệnh chàm khô là gì?

Chàm khô là bệnh da liễu, thường khởi phát khi da không đủ độ ẩm cần thiết làm lớp sừng keratin của biểu bì bị tổn thương. Tình trạng thiếu nước sẽ khiến cho cấu trúc da bị mất cân bằng. Hậu quả là có thể phát sinh các triệu chứng xuất hiện ở da như: Khô, bong tróc, đôi khi còn trầy xước hay rướm máu. Chàm khô có thể xuất hiện ở nhiều vị trí da khác nhau trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở da tay, da chân.

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị bệnh chàm khô, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Cần phải sớm phát hiện và điều trị chàm khô đúng cách, nếu không bệnh sẽ rất dễ tái phát.

Benh-cham-kho-bieu-hien-o-da-ban-chan.webp

Bệnh chàm khô biểu hiện ở da bàn chân

Chàm khô có lây không?

Chàm khô là một thể của bệnh chàm da. Chàm khô có nhiều triệu chứng thể hiện ở ngoài da nghiêm trọng, làm người mắc sợ hãi và gây mất thẩm mỹ. Nhưng cần khẳng định rằng chàm khô không phải là bệnh truyền nhiễm. Bệnh chàm khô chỉ tiến triển ở trên bề mặt da của người mắc và không lây sang người khác qua đường tiếp xúc. Vậy nên cần loại bỏ tâm lý kỳ thị, xa lánh người mắc bệnh chàm khô để tránh khiến người bệnh trở nên tự ti, ngại giao tiếp.

Nguyên nhân mắc bệnh chàm khô

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh chàm khô, căn nguyên của bệnh được cho là liên quan đến di truyền, hệ miễn dịch rối loạn, môi trường ô nhiễm cũng như các yếu tố nguy cơ khác.

Do di truyền

Bệnh chàm khô có tính chất di truyền, các nghiên cứu cho thấy bệnh có liên quan đến một số gen trong cơ thể, nên khi người thân trong gia đình mắc chàm khô, khả năng những người khác cũng mắc bệnh là rất lớn. Đặc biệt trong trường hợp bố mẹ mắc bệnh hay đã sinh một con mắc bệnh thì tỷ lệ con sinh ra hay con tiếp theo có 50% khả năng mắc bệnh chàm khô.

Do miễn dịch

Khi hệ miễn dịch rối loạn, các tế bào miễn dịch hoạt động bất thường, các hoạt chất sinh học gây rối loạn ngay trên lớp biểu bì sẽ rất dễ tác động xấu đến làn da. Sự rối loạn này sẽ gây ảnh hưởng đến hàng rào tạo lipid trên da, làm cho da dễ bị khô và rối loạn hàng rào bảo vệ, dẫn đến tình trạng tổn thương trên bề mặt da, gây bệnh chàm khô.

Do môi trường

Việc tiếp xúc với các loại hóa chất trong môi trường và các hóa mỹ phẩm như xà phòng, sản phẩm làm đẹp có tính kiềm hay axit quá cao, các dung môi công nghiệp,… đều có gây tổn thương lớp sừng trên da, dẫn đến tình trạng khô ráp và nứt nẻ, gây bệnh chàm khô.

Tiep-xuc-nhieu-voi-hoa-chat-tang-nguy-co-mac-benh.webp

Tiếp xúc nhiều với hóa chất tăng nguy cơ mắc bệnh

Các yếu tố nguy cơ khác

  • Yếu tố thời tiết: Vào thời điểm thời tiết giao mùa thì nhiệt độ và độ ẩm hạ thấp đột ngột cũng có thể là nguyên nhân khiến da mất nước nhiều hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm khô. Điều này lý giải vì sao bệnh chàm khô lại thường xuất hiện vào mùa đông.
  • Yếu tố cơ địa: Bệnh chàm khô dễ xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm, da có những rối loạn sinh lý làm tăng đáp ứng với các tác nhân ở môi trường là nguyên nhân gây bệnh. Nhất là ở những người bị rối loạn tiết bã nhờn hay có làn da khô, nhạy cảm sẽ rất dễ mắc bệnh chàm khô.
  • Yếu tố bệnh lý: Chàm khô có thể xuất phát từ một số bệnh lý khác của cơ thể như viêm dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn chức năng gan và thận,… Những người có tâm lý bất ổn, cơ thể suy nhược, căng thẳng thường xuyên cũng có nguy cơ bị chàm khô cao hơn người khác.

Những dấu hiệu khi mắc bệnh chàm khô

Bệnh chàm khô có thể xuất hiện một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Da khô ráp, bong tróc, đóng vảy, có khi lớp sừng bong tróc làm lộ lớp da non, tạo thành những mảng đỏ.
  • Da xuất hiện các mụn trắng li ti, các mụn này có thể phát triển thành mụn nước vỡ ra và chảy dịch.
  • Khi chạm vào vùng da tổn thương có cảm giác sần sùi.
  • Cảm giác ngứa rát rất khó chịu. Nếu gãi hay chà xát quá nhiều vào những vùng da tổn thương thì người bệnh có thể bị chảy máu và hình thành tổn thương thứ phát.

Cham-kho-gay-kho-nut-ne-da-va-cam-giac-ngua-rat-kho-chiu.webp

Chàm khô gây khô, nứt nẻ da và cảm giác ngứa rát khó chịu

  • Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng dày sừng và da thâm sạm thành từng mảng rộng do quá trình lichen hóa của vùng da tổn thương.
  • Trường hợp chàm khô tiến triển đến giai đoạn bội nhiễm, xuất hiện các triệu chứng sưng nóng tại chỗ, có mủ viêm trên da, cảm giác đau nhức kèm sốt cao,…

Điều trị bệnh chàm khô

Hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm bệnh chàm khô. Vì vậy, các biện pháp điều trị hiện nay chỉ có mục đích làm giảm cảm giác ngứa ngáy và đẩy nhanh quá trình tự hồi phục của làn da. Người bệnh có thể xem xét sử dụng phương pháp điều trị điều trị dưới đây:

Điều trị chàm khô theo y học hiện đại

Một số nhóm thuốc điều trị bệnh chàm khô thường được sử dụng:

Nhóm thuốc bôi:

  • Nhóm thuốc bôi chàm khô chứa Corticoid: Đây là loại thuốc làm giảm quá trình sừng hoá và khô cứng ở đầu ngón tay ngón chân. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu ngày khiến da mỏng hơn, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
  • Nhóm thuốc bôi chứa Calcipotriol: Với tác dụng biệt hoá và ức chế sự tăng sinh quá mức của tế bào, giúp cải thiện quá trình sừng hoá ở da. Thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ, do gây ra tác dụng không mong muốn như: Đau khớp, mệt mỏi, chán ăn.
  • Kem bôi dưỡng và làm mềm da: Chứa các thành phần glycerin, vitamin E,... Kem dưỡng giúp đảm bảo độ ẩm và giảm tình trạng dày sừng.

Nhóm thuốc uống:

  • Nhóm thuốc chống ngứa: Sử dụng khi vùng da bị bệnh ngứa rát, khiến người bệnh khó chịu.
  • Nhóm thuốc kháng sinh chống bội nhiễm: Sử dụng trong giai đoạn da nứt nẻ, bong tróc và chảy máu.

Dung-thuoc-boi-tai-cho-dieu-tri-cham-kho.webp

Dùng thuốc bôi tại chỗ điều trị chàm khô

Quang trị liệu

Dưới sự tác dụng của tia UV, giúp tiêu diệt tế bào da bị bệnh. Ngoài ra, tia UV còn có tác dụng ức chế các chất gây viêm. Biện pháp quang trị liệu được sử dụng khi người bệnh không thể điều trị thuốc đường bôi hay đường uống. Do tia UV tác dụng lên da, khiến da bị phồng rộp, đỏ rát, da bị thay đổi sắc tố. Lạm dụng biện pháp quang trị liệu làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Biện pháp dân gian điều trị chàm khô

Phương pháp dân gian là cách làm đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém, lành tính với người bệnh nên thường được áp dụng Người mắc bệnh chàm khô có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau:

  • Dùng nha đam: Nha đam hay còn gọi là lô hội, gel nha đam chứa thành phần gồm pectin, hemicellulose, sterol, tanin… Nên sử dụng gel này bôi lên da, nhất là vùng tổn thương do chàm khô giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đáp ứng tại chỗ, cấp ẩm cho da giúp vùng da tổn thương được hồi phục.
  • Dùng lá sim: Lá sim có tác dụng làm dịu da, diệt khuẩn, chống viêm. Chuẩn bị một nắm lá sim sạch, đun sôi với nước đến khi cô đặc thành cao. Vệ sinh vùng da bị bệnh, thoa một lớp cao lá sim và để yên trong vòng 20 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm, lau khô. Thực hiện thường xuyên 2 lần/ngày. Duy trì, bệnh sẽ chuyển biến tích cực.
  • Dùng nghệ tươi: Trong nghệ tươi chứa nhiều hoạt chất có lợi với khả năng tiêu diệt tối đa các loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh chàm khô như curcumin, turmeric, tumeron… thì khi dùng nước cốt nghệ thoa lên vùng da tổn thương sẽ giúp cho tổn thương được phục hồi nhanh chóng.  

Cach-chua-cham-kho-bang-cac-bien-phap-dan-gian-duoc-ap-dung.webp

Cách chữa chàm khô bằng các biện pháp dân gian được áp dụng

Điều trị bằng thảo dược

Việc kết hợp hài hòa với các dược liệu sẵn có trong tự nhiên có thể giúp cải thiện tình trạng da, giảm nhanh các triệu chứng chàm khô và thanh lọc cơ thể từ bên trong. Sử dụng thảo dược được đánh giá là lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng nên phương pháp này được nhiều người áp dụng trị bệnh chàm khô.

Theo báo cáo nghiên cứu của đại học Thẩm Dương, Trung Quốc năm 2009, sói rừng đã được chứng minh là có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua đó cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm khô. Bạch thược có tác dụng chống viêm, giảm đau, điều hoà miễn dịch, an thần giúp giảm triệu chứng hiệu quả. Hoàng bá chứa hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch. Chiết xuất nhũ hương giúp giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng hiệu quả. Thổ phục linh giúp thanh nhiệt giải độc, chống viêm. Như vậy với sự kết hợp của nhiều loại thảo dược, sản phẩm đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh chàm khô.

Soi-rung---thanh-phan-ho-tro-dieu-tri-cham-kho.webp

Sói rừng - thành phần hỗ trợ điều trị chàm khô

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý:

  • Dinh dưỡng đầy đủ, uống đủ nước đảm bảo độ ẩm cho da.
  • Chăm sóc da, giữ ẩm và vệ sinh da bằng các mỹ phẩm trung tính hay có tính acid yếu.
  • Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa tác dụng mạnh gây kích ứng da tổn thương, tránh tiếp xúc với các hoá chất khác. 
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng như: Bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, những món ăn gây dị ứng.
  • Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Xây dựng thói quen rèn luyện sức khỏe.

Trên đây là một vài thông tin về bệnh chàm khô. Hiểu thêm về bệnh góp phần trong phát hiện và điều trị bệnh. Nếu còn thắc mắc gì liên quan đến chàm khô, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được tư vấn nhé!

Link tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/14417#symptoms

https://www.healthline.com/health/types-of-eczema

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-2035327