Bạch biến là bệnh da liễu khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh bạch biến tuy không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng lại làm giảm thẩm mỹ khiến người mắc mất tự tin. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả,... của bệnh bạch biến, mời bạn tham khảo bài viết sau.

Tổng quan về bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến là bệnh da liễu có thể gặp ở mọi giới tính, lứa tuổi. Vậy bệnh bạch biến là gì?

Bệnh bạch biến là gì?

Bệnh bạch biến là tình trạng các tế bào sắc tố da bị phá hủy dẫn tới thay đổi màu da. Biểu hiện của bệnh là các dát, mảng da bị giảm sắc tố so với khu vực da xung quanh, không sần sùi, không ngứa và có giới hạn rõ rệt. Bệnh bạch biến thường gặp nhất ở độ tuổi từ 10 - 30 tuổi, phân bố nhiều ở các nước vùng nhiệt đới và ở người da màu.

Benh-bach-bien-thuong-gap-o-do-tuoi-tu-10--30-tuoi.webp

Bệnh bạch biến thường gặp ở độ tuổi từ 10 - 30 tuổi

Các thể bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến được phân làm 2 loại: Thể khu trú và thể lan tỏa.

Bạch biến thể khu trú gồm có:

  • Bạch biến từng điểm: Có 1 hoặc nhiều dát giảm sắc tố tại một khu vực.
  • Bạch biến thể đoạn: Có 1 hoặc nhiều dát giảm sắc tố, phân bố dọc theo đường đi của dây thần kinh, chủ yếu ở trẻ em.
  • Bạch biến niêm mạc: Chỉ xuất hiện tại niêm mạc.

Bạch biến thể lan tỏa gồm có:

  • Bạch biến ở các cực: Mảng da bị giảm sắc tố ở ngón tay, ngón chân và các hốc tự nhiên trên mặt.
  • Bạch biến hỗn hợp: Mảng da giảm sắc tố ở các cực và phân tán nhiều vị trí khác trong cơ thể.
  • Bạch biến toàn thể: Đây là dạng thường gặp nhất. Giảm sắc tố da toàn cơ thể, kết hợp cùng hội chứng nội tiết.

Nguyên nhân gây bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến xuất hiện do sự giảm số lượng và chất lượng của các tế bào sắc tố da. Đây là các tế bào quyết định màu sắc của da người. Một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây giảm số lượng và chất lượng các tế bào sắc tố da là:

  • Rối loạn miễn dịch làm sinh ra một loại kháng thể có khả năng tiêu diệt các tế bào sắc tố da.
  • Yếu tố di truyền: Những người bị bạch biến do di truyền từ người thân trong gia đình chiếm khoảng 20% tổng số ca mắc.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ức chế miễn dịch như pembrolizumab, nivolumab,...
  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại cũng gây tác động lên các tế bào sắc tố da.
  • Mắc một số bệnh lý như nhiễm siêu vi hoặc nhiễm trùng.

Roi-loan-mien-dich-la-mot-nguyen-nhan-gay-benh-bach-bien.webp

Rối loạn miễn dịch là một nguyên nhân gây bệnh bạch biến

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Cách chữa bệnh bạch biến hiệu quả nhất. Xem ngay!

Các dấu hiệu của bệnh bạch biến

Dấu hiệu điển hình của bệnh bạch biến là những dát, mảng trắng có giới hạn rõ rệt, sắc tố da bị giảm so với vùng da xung quanh bởi các tế bào sắc tố tại đó bị mất hoặc ngưng hoạt động. Vị trí xuất hiện các mảng bạch biến thường là những vùng hở, có tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như chân, tay, mặt. Da trên những đám bạch biến vẫn bình thường, không bị teo và đóng vảy, cảm giác trên da không thay đổi, không tê và đau ngứa. Lông trên đám bạch biến thường có màu trắng.

Rất khó để dự đoán tiến triển của bệnh bạch biến. Trong một số trường hợp, các mảng bạch biến sẽ tự khu trú mà không cần điều trị. Ở hầu hết các trường hợp còn lại, các mảng bạch biến sẽ lan rộng ra. Bệnh tiến triển mạn tính, thường nặng lên vào mùa hè và giảm vào mùa đông. 

Người bệnh càng nhỏ tuổi thì tiên lượng bệnh sẽ tốt hơn, thời gian mắc bệnh ngắn và có nhiều hy vọng khỏi bệnh hơn. Ngược lại, với những người càng lớn tuổi, thời gian mắc bệnh kéo dài và khả năng đáp ứng điều trị kém hơn.

Bệnh bạch biến có lây không?

Bệnh bạch biến có lây không là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, bệnh bạch biến không lây truyền qua tiếp xúc vật lý thông thường. Một người mắc bệnh bạch biến sẽ không lây cho người khác thông qua việc ăn uống chung, ôm, bắt tay,... Mặc dù bệnh bạch biến không phải bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên bệnh có thể được di truyền qua các thế hệ.

Benh-bach-bien-khong-lay-lan-qua-tiep-xuc-thong-thuong.webp

Bệnh bạch biến không lây lan qua tiếp xúc thông thường

Chẩn đoán bệnh bạch biến

Việc chẩn đoán bạch biến chủ yếu dựa vào kết quả khai thác tiền sử và những triệu chứng lâm sàng của bệnh. Thông qua khai thác tiền sử, chuyên gia có thể loại trừ được các bệnh khác như vảy nến, viêm da. Thông thường, chuyên gia da liễu sử dụng đèn chiếu tia UV lên da để xác định người bệnh có bị mắc bạch biến hay không. Bên cạnh đó, có thể thực hiện một số xét nghiệm khác để khẳng định như:

  • Sinh thiết da tại vị trí bị tổn thương. 
  • Xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân tự miễn.

Bệnh bạch biến có chữa được không?

Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh bạch biến. Hầu hết các phương pháp điều trị mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết các triệu chứng bệnh. Cụ thể:

Thuốc trị bệnh bạch biến

Các thuốc trị bệnh bạch biến được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Nhóm thuốc tăng cảm ứng với ánh sáng (meladinine, melagenina): Nhóm thuốc này có thể sử dụng dạng toàn thân hoặc tại chỗ, thường được kết hợp với phương pháp chiếu tia cực tím tại vị trí bạch biến. Thuốc được chỉ định cho người bệnh từ 12 tuổi trở lên.
  • Nhóm thuốc bôi corticoid: Thuốc bôi corticoid là lựa chọn đầu tay cho những trường hợp bị bạch biến khu trú nhờ đem lại hiệu quả điều trị tốt. Cùng với tác dụng chống viêm, nhóm thuốc này còn giúp ức chế hệ thống miễn dịch của người bệnh bằng cách làm giảm số lượng các cytokine. Nhờ đó làm giảm hoạt động của tự kháng thể gây rối loạn sắc tố. Nhóm hydrocortisone được ưu tiên dùng cho người bị bạch biến ở mặt. Corticosteroid nhóm III, IV được chỉ định sử dụng cho những vị trí khác trên da.
  • Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: Đây là thuốc có tác dụng ngăn cản hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào sắc tố. Thuốc ức chế calcineurin thưởng chỉ được dùng trong trường hợp corticoid không hiệu quả hoặc khi bệnh bạch biến đã ảnh hưởng tới các vùng da nhạy cảm (bộ phận sinh dục, môi, mí mắt) và không thể điều trị bằng corticoid. 
  • Thuốc uống chống nắng: Người bệnh bạch biến có số lượng tế bào sắc tố giảm sút nên giảm khả năng bảo vệ cơ thể trước tác hại của ánh nắng mặt trời. Do vậy, ngoài việc dùng kem chống nắng, người bệnh cần sử dụng thêm thuốc uống chống nắng để giảm sự tương phản màu sắc ở vùng da lành và da bệnh, tránh hiện tượng Koebner làm tổn thương da.

Cac-thuoc-tri-benh-bach-bien-thuong-dung.webp

Các thuốc trị bệnh bạch biến thường dùng

Tư vấn tâm lý

Bệnh bạch biến để lại nhiều tác động tâm lý đối với người mắc, dẫn tới giảm sút chất lượng cuộc sống, người bệnh mất tự tin trong giao tiếp. Vì vậy, tư vấn tâm lý là phương pháp điều trị quan trọng để giúp người bệnh tự tin và thoải mái hơn.

Cấy tế bào sắc tố da

Cấy tế bào sắc tố da là phương pháp phẫu thuật nhằm đưa các tế bào sắc tố từ vùng da lành tới vùng bị bạch biến. Phương pháp này đòi hỏi chi phí và kỹ thuật cao, nếu thực hiện thất bại có thể để lại sẹo, nhiễm trùng và gây sắc tố da bất thường.

Thảo dược giúp cải thiện bệnh bạch biến

Bạch biến vẫn có nguy cơ tái phát cao nếu không tác động vào nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh (do hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn). Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là cây sói rừng giúp cải thiện hiệu quả bệnh bạch biến. Cây sói rừng đã được nghiên cứu bởi đại học Thẩm Dương, Trung Quốc và cho thấy tác dụng chống lại các gốc tự do, ức chế miễn dịch giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh bạch biến tái phát. Ngoài cây sói rừng, sản phẩm còn chứa cao bạch thược, cao nhàu, cao hoàng bá, cao thổ phục linh,... giúp cải thiện tình trạng giảm sắc tố ở vùng da bị bạch biến, tăng cường điều hòa hệ thống miễn dịch.

Nguoi-benh-bach-bien-nen-su-dung-thao-duoc-soi-rung.webp

Người bệnh bạch biến nên sử dụng thảo dược sói rừng

Thực đơn cho người bệnh bạch biến

Một thực đơn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh bạch biến. Vậy người bệnh bạch biến nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh bạch biến nên ăn gì?

Người bệnh bạch biến nên bổ sung thêm một số thực phẩm sau trong thực đơn hàng ngày:

  • Thực phẩm giàu kẽm, vitamin B, acid folic: Đây đều là những dưỡng chất tốt giúp ức chế sự rối loạn sắc tố da, ngăn cản quá trình phát tán bệnh. Một số thực phẩm giàu kẽm, vitamin B và acid folic như cá hồi, tôm, tỏi,...
  • Ngũ cốc: Trong ngũ cốc có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, acid béo, sắt, canxi, sắt,...giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cải thiện bệnh bạch biến.
  • Trái cây và rau củ tươi: Trong loại thực phẩm này có chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa,... giúp tăng sức đề kháng, làm chậm quá trình phát tán bệnh bạch biến.

Người bệnh bạch biến kiêng ăn gì?

Bên cạnh các thực phẩm cần bổ sung, người bệnh bạch biến nên hạn chế một số loại thực phẩm sau để tránh bệnh tiến triển nặng:

  • Thực phẩm chứa gluten như: Lúa mạch, lúa mì, đậu nành,... có thể khiến các mảng bạch biến lan rộng ra khắp cơ thể.
  • Trái cây chứa phenol hoặc phenolic: Người bệnh bạch biến nên kiêng ăn các trái cây như xoài, anh đào, mâm xôi, dâu đen, nam việt quất,... bởi chứa hàm lượng cao phenol hoặc phenolic - là những chất có trong cơ chế sinh học của bệnh bạch biến.
  • Thực phẩm nhiều chất béo như: Đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn,... có thể khiến các tổn thương do bệnh bạch biến lâu lành.
  • Trái cây chưa chín: Trong loại thực phẩm này có chứa nhiều nhựa và các thành phần acid không tốt cho da, khiến vùng da mất sắc tố lan rộng.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về bệnh bạch biến. Nếu bạn còn thắc mắc nào về bệnh bạch biến, vui lòng để lại bình luận hoặc số điện thoại, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Link tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vitiligo/symptoms-causes/syc-20355912

https://www.nhs.uk/conditions/vitiligo/

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12419-vitiligo