Viêm da dị ứng (AD) là tình trạng viêm da mạn tính. Với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng trong những thập kỷ qua, viêm da dị ứng đã trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu. Vậy viêm da dị ứng là gì? Nguyên nhân nào gây viêm da dị ứng? Triệu chứng của viêm da dị ứng và cách chữa trị như thế nào? Để có thêm hiểu biết về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.

Viêm da dị ứng là gì?

Viêm da dị ứng (AD) là tình trạng da viêm mạn tính, hay tái phát với bệnh lý phức tạp liên quan đến tính nhạy cảm di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch và hàng rào biểu bì (da), hay tác động của yếu tố môi trường. Một số tình trạng dễ nhận thấy khi mắc viêm da dị ứng đó là khiến làn da trở nên đỏ và ngứa. Trong đó, ngứa là triệu chứng chính, tình trạng tổn thương da bao gồm từ ban đỏ nhẹ đến nặng, đỏ da toàn thân.

Viem-da-di-ung-tac-dong-den-hang-rao-bieu-bi.webp

Viêm da dị ứng tác động đến hàng rào biểu bì

Viêm da dị ứng (AD) phổ biến hơn ở trẻ em nhưng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Viêm da dị ứng thường kéo dài (mạn tính) và có xu hướng bùng phát định kỳ. Nó có thể đi kèm với hen suyễn hoặc sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng).

Nguyên nhân bị viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là một bệnh phức tạp. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những điều sau đây có thể là một trong những nguyên nhân gây viêm da dị ứng:

  • Tiền sử gia đình bị viêm da dị ứng (AD) hoặc gia đình mắc bệnh chàm, dị ứng thực phẩm, hen suyễn hoặc sốt cỏ khô.
  • Hệ miễn dịch: Khi hệ miễn dịch suy yếu, gây ra tình trạng tự miễn dịch (tức là các tế bào miễn dịch thay vì tấn công tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể, thì chúng tấn công vào biểu bì da, các cơ quan trong cơ thể gây bệnh). Mặt khác, tế bào biểu bì da rất mỏng manh, do vậy dễ bị tổn thương, viêm nhiễm.
  • Rối loạn chức năng hàng rào biểu mô: Khi da khô, da không được bảo vệ tốt, mất nước tăng thêm khiến làn da rất dễ bị tổn thương, cấu trúc về mặt da yếu, da dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.
  • Điều kiện môi trường xung quanh: Những gì bạn tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày như căng thẳng, ô nhiễm và khói thuốc lá có thể là nguyên nhân gây viêm da dị ứng.

 Cac-te-bao-gay-benh-tan-cong-vao-co-the-khi-he-mien-dich-suy-yeu.webp

 Các tế bào gây bệnh tấn công vào cơ thể khi hệ miễn dịch suy yếu

Triệu chứng của viêm da dị ứng

Các triệu chứng viêm da dị ứng rất khác nhau, dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:

  • Da khô, nhạy cảm
  • Các vết sưng đỏ, có thể rò rỉ chất dịch lỏng khi lớp da bị trầy xước.
  • Ngứa hoặc đau da. Ngứa trở nên tồi tệ hơn khi gặp không khí khô, đổ mồ hôi, cọ xát. Nếu ngứa nghiêm trọng, viêm da dị ứng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và tác động tiêu cực đến tâm trạng, sự tập trung và hành vi.
  • Các mảng màu đỏ đến xám nâu, đặc biệt là trên bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, cổ, ngực trên, mí mắt, bộ phận có thể uốn nếp như khuỷu tay và đầu gối, và ở trẻ sơ sinh, mặt và da đầu.
  • Da dày, nứt nẻ, có vảy.

Viêm da dị ứng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, sớm nhất là 3 tháng tuổi, có thể kéo dài đến tuổi vị thành niên và khi trưởng thành. Ở một số trẻ, các triệu chứng có thể giảm dần khi chúng lớn. Viêm da dị ứng bùng phát định kỳ và sau đó rõ ràng trong một thời gian, thậm chí trong vài năm. Các giai đoạn tiến triển:

  • Trong giai đoạn cấp tính: Các tổn thương là những mảng bám có vảy đỏ, dày lên, có vảy có thể bị xói mòn do trầy xước nhưng sau đó lớp vảy lại dày lên.
  • Trong giai đoạn mạn tính: Ngứa, gãi và cọ xát khiến da tổn thương dẫn đến da khô và địa y (da trở nên khô và đổi màu, ngứa ngáy, khó chịu dẫn đến gãi lặp đi lặp lại có thể gây dày và cứng vùng da đó - quá trình này gọi là địa y).

Viêm da dị ứng có thể dẫn đến nứt nẻ và vỡ da khiến bạn có nguy cơ nhiễm vi khuẩn hoặc virus, đặc biệt nếu bạn gãi các khu vực bị ảnh hưởng thì tình trạng càng nghiêm trọng hơn.

Trieu-chung-noi-man-do-ngua-cua-da-mac-viem-da-di-ung.webp

Triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa của da mắc viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng có khỏi được không?

Hiện nay, chưa tìm được cách chữa trị dứt điểm viêm da dị ứng. Nhưng đã có những phương pháp điều trị và tự chăm sóc có thể ngăn ngừa và dự phòng bệnh để tránh các đợt bùng phát mới.

Để điều trị viêm da dị ứng đem lại hiệu quả cao thì cần phải điều trị ngay từ khi phát hiện để tránh các đợt bùng phát tiếp theo. Bạn đọc có thể tham khảo các biện pháp điều trị dưới đây. 

Thuốc tây điều trị viêm da dị ứng

Để giảm thiểu sự ảnh hưởng của viêm da dị ứng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh cần có cách biện pháp can thiệp kịp thời. Dưới góc nhìn của y học hiện đại và khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, có thể sử dụng các thuốc sau:

Thuốc kháng histamin

Có thể giúp giảm ngứa, một số thuốc kháng histamin chứa hoạt chất giúp an thần để hỗ trợ giấc ngủ. 

  • Một số thuốc kháng histamin đường uống có thể được sử dụng để điều trị viêm da dị ứng bao gồm: Hydroxyzine 25mg sử dụng 3 lần một ngày hoặc 4 lần một ngày (đối với trẻ em, 0.5 mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 2 mg/kg trong một liều đi ngủ) và diphenhydramine dùng tốt nhất là trước khi đi ngủ để tránh tác dụng an thần trong ngày. Ngoài ra còn có: Cetirizine; chlorpheniramine; doxylamine; fexofenadine; loratadine….
  • Tuy nhiên, thuốc kháng histamin có thể gây tác dụng phụ như nhịp tim không đều hoặc nhanh, co giật, ảo giác, khó thở,...

Thuoc-tay-dieu-tri-viem-da-di-ung.webp

Thuốc tây điều trị viêm da dị ứng

Corticosteroid tại chỗ (TCS):

Corticosteroid tại chỗ như hydrocortisone có thể giúp giảm viêm và ngứa. Thuốc thường có các dạng: Gel, kem, kem dưỡng da, thuốc mỡ. Trong đó, kem hoặc thuốc mỡ được dùng 2 lần một ngày có hiệu quả cho người bệnh viêm da dị ứng thể nhẹ hoặc trung bình.

  • Khi sử dụng corticosteroid điều quan trọng là không vượt quá liều lượng trên nhãn hoặc được khuyến cáo của chuyên gia y tế để tránh tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ của corticosteroid tại chỗ thường gặp như làm mỏng da, nhiễm trùng da, còn tùy thuộc vào thời gian sử dụng, vị trí và vùng da chịu tác dụng. Đặc biệt, tránh sử dụng corticosteroid hiệu lực cao, kéo dài, nhất là ở trẻ sơ sinh.
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa corticosteroid đường uống trong 5 đến 7 ngày. Khi sử dụng thuốc này nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ cao hơn. Mặt khác, viêm da dị ứng có xu hướng bùng phát khi ngừng corticosteroid toàn thân, vì vậy, để kiểm soát bệnh cần giảm liều từ từ rồi mới ngừng corticosteroid toàn thân.

Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ (TCI): Được sử dụng để điều trị viêm da dị ứng cấp tính và mạn tính có thể dùng duy trì ở cả người lớn và trẻ em. Khi dùng thuốc có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như: Xảy ra rối loạn tại vị trí dùng thuốc (viêm da, ban đỏ,phù nề, kích ứng,...); nhiễm trùng da, rối loạn hệ thống thần kinh, rối loạn tổ chức da và mô dưới da.

Liệu pháp quang trị liệu (HUVA): Sử dụng tia UV với bước sóng thích hợp tác động lên bề mặt vùng da cần điều trị. Khi điều trị bằng liệu pháp quang trị liệu cần uống methoxypsoralen (chất nhạy cảm ánh sáng), tiếp theo da tiếp xúc với ánh sáng UV bước sóng 330 đến 360nm. Liệu pháp quang trị liệu có tác dụng chống lây lan và giúp sự biệt hoá của tế bào sừng trở nên bình thường. Liều lượng ánh sáng bắt đầu thấp và tăng lên khi dung nạp. Nếu liều UVA quá cao có thể gây bỏng nặng. Biện pháp quang trị liệu kéo dài từ vài tháng đến một năm sau đó phải điều trị nhắc lại. Điều trị bằng phương pháp này có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư da do tia cực tím và u tế bào hắc tố.

Lieu-phap-quang-tri-lieu-dung-trong-dieu-tri-viem-da-di-ung.webp

Liệu pháp quang trị liệu dùng trong điều trị viêm da dị ứng

Thuốc ức chế miễn dịch: Được chỉ định trong trường hợp viêm da dị ứng mức độ nặng. Thuốc ức chế miễn dịch được chia thành các đợt điều trị và xen kẽ với các liệu pháp khác. Nó có tác dụng giảm thiểu những tác động bất lợi do đáp ứng miễn dịch quá mức đem lại. Tuy nhiên, các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, gây độc lên thận và tác động trên hệ miễn dịch khi sử dụng lâu dài.

Ngoài ra còn có thể sử dụng các biện pháp sau:

  • Bôi Crisaborole tại chỗ.
  • Dupilumab.
  • Điều trị siêu lây nhiễm.

Giải pháp thảo dược cải thiện viêm da dị ứng

Hiện nay, nhiều người có xu hướng lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để cải thiện viêm da dị ứng. Nổi bật trong số đó là sản phẩm được chiết xuất từ cao sói rừng, cao nhàu, bạch thược, thổ phục linh, hoàng bá, nhũ hương,...

Theo nghiên cứu đến từ đại học Thẩm Dương, Trung Quốc năm 2009, sói rừng có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, có tác dụng như kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, chống oxy hóa qua đó cải thiện được các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc và ức chế được sự lây lan khi rò rỉ dịch tiết. Cao nhàu có khả năng chống oxy hóa, kháng độc, chống viêm. Bạch thược có khả năng tiêu viêm, giảm đau và làm mát giúp giảm ngứa ngáy khó chịu. Thổ phục linh có tác dụng tiêu độc. Hoàng bá là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần tả hoả, ngoài ra hoàng bá có chứa Berberin, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch. 

Sói-rừng---thành-phần-hỗ-trợ-điều-trị-viêm-da-dị-ứng.webp

Sói rừng - thành phần hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng

 Với sự kết hợp của các thảo dược này, sản phẩm thực sự đem lại hiệu quả điều trị, giúp hỗ trợ phục hồi và điều hòa, tái tạo lại năng lượng cho tế bào, điều hòa hệ miễn dịch, giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm da dị ứng.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, có một số loại thảo dược có tác dụng giảm triệu chứng của viêm da dị ứng khá hiệu quả có thể kể đến là:

  • Lá trầu không: Chuẩn bị từ 1 – 2 lá trầu không khô, cho vào ấm và đun sôi lên cùng với nước. Sau khi nước đã sôi, cho ít muối hạt vào rồi đem pha với nước để tắm. Tắm duy trì giúp giảm cảm giác ngứa rát, giúp da dịu hơn rất nhiều.
  • Rau sam: Lấy 250g lá rau sam đem đi rửa sạch, sau đó đem sắc cùng với nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi thấy nước sôi kỹ thì tắt bếp. Dùng lượng thuốc vừa thu được đem chia thành 2 lần dùng, uống hết trong ngày. 
  • Lá khế: Lấy một nắm lá khế tươi mang đi rửa sạch, cho vào nồi và đun sôi cùng với nước. Dùng nước lá khế vừa được đun sôi để tắm hoặc để ngâm vùng da bị viêm. Thực hiện thường xuyên, các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa sẽ được giảm đi trông thấy.

Su-dung-cac-loai-thao-duoc-gop-phan-lam-giam-trieu-chung-cua-viem-da-di-ung.webp

Sử dụng các loại thảo dược góp phần làm giảm triệu chứng của viêm da dị ứng

Ngoài ra còn một số loại thảo dược dân gian khác như: Đinh lăng, lá bàng non,... cũng có thể được dùng để cải thiện viêm da dị ứng.

Những lưu ý khi điều trị viêm da dị ứng

Những lời khuyên sau đây có thể giúp ngăn ngừa các cơn viêm da (bùng phát):

  • Giữ ẩm cho làn da ít nhất hai lần một ngày: Sử dụng kem, thuốc mỡ và kem dưỡng da để giúp da luôn được dưỡng ẩm. Làn da khỏe mạnh hơn sẽ bị viêm ít hơn và đóng vai trò là một hàng rào chống lại các chất gây dị ứng, chất kích thích.
  • Cố gắng giảm tiếp xúc với các tác nhân kích thích và gây hại cho da: Như chất tẩy rửa, bụi mịn, phấn hoa, các chất độc hại, mồ hôi. Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể bị bùng phát do ăn một số loại thực phẩm như trứng, sữa, đậu nành và lúa mì. 
  • Tắm ngắn hơn và tắm nước ấm: Hạn chế tắm, nếu cần thiết thì chỉ nên tắm trong 10 đến 15 phút và sử dụng nước ấm, thay vì nước nóng.
  • Chỉ sử dụng xà phòng nhẹ nhàng: Chọn xà phòng nhẹ để khử mùi và kháng khuẩn, giúp loại bỏ dầu tự nhiên hơn và làm khô da.
  • Lau khô da cẩn thận sau khi tắm: Sau khi tắm, hãy lau khô da  với một chiếc khăn mềm và thoa kem dưỡng ẩm khi làn da vẫn còn ẩm ướt.

Cho đến nay, vẫn chưa tìm ra cách chữa trị đặc hiệu trị dứt điểm viêm da dị ứng. Các phương pháp hiện nay chỉ giúp giảm ngứa và các triệu chứng khó chịu khác. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về viêm da dị ứng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, bạn hãy để lại thông tin liên lạc để chúng tôi tư vấn thêm cho bạn.

Link tham khảo: 

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9998-eczema

Atopic Dermatitis: Symptoms, Causes, Types, Risks, and More (healthline.com)

Atopic dermatitis (eczema) - Symptoms and causes - Mayo Clini