Bệnh vảy phấn hồng là một bệnh ngoài da rất phổ biến xuất hiện ở mọi lứa tuổi và phổ biến nhất ở trẻ lớn và thanh thiếu niên (từ 10-35 tuổi). Bệnh làm ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Vậy làm cách nào để nhận biết căn bệnh kịp thời, điều trị như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về bệnh vảy phấn hồng trong bài viết dưới đây.
Bệnh vảy phấn hồng là gì?
Vảy phấn hồng có đặc điểm ban đầu là phát ban (các mảng hồng) có dạng một đốm hình tròn hay hình bầu dục lớn không triệu chứng nên được gọi là “mảng báo trước” hoặc mảng mẹ. Mảng báo trước sẽ có kích thước từ 2-10cm xuất hiện trên lưng, ngực hoặc cổ và có đường viền rõ ràng hay có vảy.
Giai đoạn thứ hai của bệnh vảy phấn hồng bùng phát với số lượng lớn các mảng đỏ kích thước từ 0,5-1,5cm. Các tổn thương tạo thành hình dạng một cây thông noel trên thân, tay và chân.
Triệu chứng vảy phấn hồng
Các triệu chứng của bệnh không được biểu hiện một cách rõ rệt, người bệnh có thể nghi ngờ bệnh khi xuất hiện các phát ban và một số dấu hiệu sau:
- Ngứa nhẹ, không liên tục.
- Ngứa nặng hơn khi căng thẳng.
- Nhức đầu, mệt mỏi, sốt hay đau họng.
- Sự phân bố bất thường của các tổn thương trên da.
Hầu hết người bệnh vảy phấn hồng có sức khỏe rất tốt và không nhận biết được bệnh của mình.
Do các triệu chứng không được thể hiện rõ, do vậy bệnh vảy phấn hồng có thể bị chẩn đoán nhầm thành bệnh hắc lào, vảy nến, chàm, nấm, giang mai,...
Các mảng hồng trên da - Biểu hiện của bệnh vảy phấn hồng
Nguyên nhân bị vảy phấn hồng
Hiện các nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết chính xác, một số yếu tố sau đã được các chuyên gia thông qua quá trình điều trị cho là nguyên nhân của bệnh vảy phấn hồng:
- Gần đây nhất, bệnh vảy nến phấn hồng được cho là do một loại virus thuộc họ herpes ở người human herpesvirus-6 hoặc 7 (HHV6, HHV7).
- Phản ứng do thuốc gây ra: Nhiều loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống loạn thần gây ra bệnh.
- Vắc-xin: Các loại vắc-xin như H1N1, viêm gan B, bạch hầu,... có thể làm khởi phát bệnh vảy phấn hồng.
Bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không?
Bệnh vảy phấn hồng sẽ tự giới hạn các tổn thương, không cần điều trị và có thể tự khỏi. Trường hợp bệnh tự khỏi khi các triệu chứng bệnh không được biểu hiện quá mức hay nói cách khác là không nghiêm trọng đến mức cần y học can thiệp hỗ trợ. Thông thường bệnh sẽ biến mất sau 6-9 tuần, tuy nhiên bệnh cũng có thể tái phát lại.
Cách chữa bệnh vảy phấn hồng
Mặc dù bệnh vảy phấn trắng có thể tự khỏi xong các biện pháp điều trị sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh nhanh hơn. Các chuyên gia có thể hướng dẫn cho người bệnh sử dụng các thuốc tây y, đông y hoặc các liệu pháp tự nhiên sẽ hỗ trợ cải thiện bệnh đánh kể. Cụ thể:
Tây y chữa vảy phấn hồng
Các thuốc sau thường được sử dụng cho người bệnh vảy phấn hồng:
- Corticosteroid như kem hydrocortisone và betamethasone giúp giảm ngứa và sưng tấy. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ nên được sử dụng khi có sự hướng dẫn chi tiết của các chuyên gia do có khá nhiều tác dụng phụ trên da như làm mỏng da, khô da,...
- Thuốc kháng histamin như diphenhydramine (benadryl) và cetirizine (zyrtec),... thường được sử dụng cho các phản ứng dị ứng như phát ban và ngứa.
- Thuốc kháng vi rút như acyclovir giúp phục hồi các tổn thương trên da nhanh chóng đồng thời giảm ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
Chữa vảy phấn hồng bằng đông y
Ngoài các thuốc tây y, thuốc đông y cũng là một trong các phương pháp điều trị thường được lựa chọn. Với việc kết hợp các dược liệu, các bài thuốc đông y có khả năng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh và rất ít tác dụng phụ
- Bài thuốc gồm ké đầu ngựa, hà thủ ô đỏ, sinh địa, hỏa ma nhân, kim ngân hoa mỗi loại 12g đem đun với 1l nước trong vòng 30 phút.
- Bài thuốc gồm hoa hòe 20g, thạch cao 20g, sinh địa 20g, thổ phục linh 16g, ké đầu ngựa 16g, cam thảo 16g, hy thiêm 16g đem đun với 1 lít nước trong 15 phút, chia nước sắc thu được thành 3 lần uống trong ngày.
Phương pháp đông y điều trị bệnh vảy phấn hồng
Biện pháp thiên nhiên cải thiện vảy phấn hồng
Bên cạnh cách chữa tây y, đông y, các biện pháp tự nhiên cũng được khá nhiều người tin dùng:
- Tắm là biện pháp đơn giản nhất giúp cấp ẩm cho da và loại bỏ các vi khuẩn bám trên da sau một ngày dài hoạt động. Người bệnh chỉ nên tắm nước ấm vừa phải, không nên quá lạnh hay quá nóng.
- Có thể kết hợp tắm với bột yến mạch: Bột yến mạch có chứa avenanthramides kháng viêm và giảm ngứa khá tốt. Đổ một chén yến mạch vào bồn và ngâm người trong 15 phút.
- Lô hội hay nha đam: Có khả năng chống viêm, cấp ẩm và chăm sóc da rất tốt. Ngoài ra lô hội còn chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp làn da khỏe mạnh hơn.
- Dầu dừa: Chứa các axit béo có lợi chống viêm, khô da và ngứa. Cách sử dụng khá đơn giản, bạn có thể thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bệnh.
- Ánh sáng tự nhiên: Người bệnh nên phơi nắng khoảng 5-10 phút mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện bệnh vảy phấn hồng nhanh hơn.
Ngoài các phương pháp điều trị trên, ta có thể kể đến liệu pháp ánh sáng. Các chuyên gia sẽ cho người bệnh tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo có kiểm soát. Tia UV sẽ giúp ức chế hệ thống miễn dịch của da từ đó giảm kích ứng, tình trạng ngứa và viêm. Tuy nhiên liệu pháp này cũng gây khá nhiều tác dụng phụ trên da do đó cần có sự theo dõi chặt chẽ của các nhân viên y tế khi áp dụng.
>>> Xem thêm: Bị bệnh vảy phấn hồng nên kiêng ăn gì? Xem ngay!
Vảy phấn hồng có lây không?
Bệnh vảy phấn hồng xuất hiện với các mảng hồng trên da và lan sang các vùng khác nhau trên cơ thể. Tuy nhiên, nó hoàn toàn không thể lây lan từ người này sang người khác kể cả khi có tiếp xúc vật lý hay chỉ tiếp xúc ở cự ly gần. Cần có cách hiểu đúng về căn bệnh ngoài da này bởi một số người hiểu sai đã có thái độ không tốt, xa lánh đối với người bệnh khiến họ bị tổn thương về tâm lý, tự ti khi giao tiếp.
Bị vảy phấn hồng kiêng ăn gì, nên ăn gì?
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tiến triển của bệnh vảy phấn hồng bởi vậy xây dựng một chế độ ăn hợp lý góp phần không nhỏ vào quá trình điều trị. Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để biết các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn. Cụ thể:
Vảy phấn hồng kiêng ăn gì
Có một số loại thực phẩm có thể làm cho tình trạng bệnh diễn tiến tồi tệ đi. Do vậy các chuyên gia sẽ thường khuyên người bệnh loại bỏ các thực phẩm này khỏi khẩu phần ăn hàng ngày như:
- Rượu bia và các chất kích thích: Chúng tác động lên tế bào lympho T và bạch cầu, làm cho da dày lên và nhiều vảy hơn.
- Đồ ăn, gia vị cay nóng như ớt, mù tạt, hạt tiêu có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, gây ngứa.
- Các thực phẩm gây dị ứng như sữa, lạc, hải sản, trứng,... dễ gây kích ứng cho người có cơ địa nhạy cảm.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ngọt và đồ chế biến sẵn, đóng hộp nên được loại bỏ khỏi các bữa ăn.
Tránh ăn gia vị cay nóng giúp điều trị vảy phấn hồng
Vảy phấn hồng nên ăn gì
Các loại thực phẩm mà người bệnh nên tích cực sử dụng đó là:
- Thực phẩm có nhiều omega 3 như cá hồi, cá thu,... sẽ ức chế các phản ứng viêm đồng thời hỗ trợ làm đẹp da.
- Ăn rau quả có nhiều beta caroten: Giúp bảo vệ da khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại.
- Thực phẩm chứa nhiều kẽm như tôm, hàu, mực, gan động vật,... tham gia tổng hợp DNA, điều hòa hoạt động của các tế bào da, chống viêm, sát trùng và hạn chế kích ứng.
Người bệnh cũng có thể tham khảo thêm sản phẩm chứa các thành phần sói rừng, thổ phục linh, hoàng bá, bạch thược cùng nhiều loại thảo dược khác. sói rừng, cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,... Nghiên cứu năm 2009, tại đại học Thẩm Dương, Trung Quốc cho thấy sói rừng có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua đó cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến như ngứa ngáy, bong tróc và ức chế sự lây lan của bệnh. Chiết xuất nhũ hương giúp giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng hiệu quả. Hoàng bá chứa hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch. Bạch thược có khả năng tiêu viêm, giảm đau và làm mát giúp giảm ngứa ngáy khó chịu. Với sự kết hợp của các loại thảo dược trên, sản phẩm ít tác dụng phụ và đem lại hiệu quả hỗ trợ điều trị vảy phấn hồng rõ rệt rất đáng được tin dùng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh vảy phấn hồng. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết và bổ ích. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại cách liên hệ để chúng tôi giải đáp thêm cho bạn.
>>> Xem thêm: Bệnh vảy phấn hồng gibert và tất cả những điều bạn cần biết
Link tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pityriasis-rosea/symptoms-causes/syc-20376405
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/whats-pityriasis-rosea
https://www.nhs.uk/conditions/pityriasis-rosea/
https://www.healthline.com/health/skin-disorders/pityriasis-rose