Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần đi khám định kỳ để có chỉ định dùng thuốc phù hợp, tránh lupus biến chứng nguy hiểm.
Ở bệnh lupus ban đỏ hệ thống, kháng nguyên được hình thành tại chỗ do nhiều nguyên nhân (chấn thương, tiếp xúc với hóa chất, vi khuẩn, thuốc, chất độc, tia xạ...). Chúng làm cho cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại các tế bào gây hại cho nhiều cơ quan, tổ chức. Bệnh thường gặp ở những phụ nữ trẻ, đang trong độ tuổi sinh sản. Lupus ban đỏ là bệnh mạn tính, dễ tái phát nên việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Để chẩn đoán một bệnh nhân mắc bệnh lupus, thông thường dựa trên các tiêu chuẩn: ban đỏ hình cánh bướm ở mặt; ban đỏ dạng đĩa ở mặt, thân; sạm da do nắng; loét miệng hoặc mũi hầu; viêm đa khớp; viêm màng tim hoặc màng phổi; tổn thương thận (protein niệu > 0,5g/24h hoặc trụ niệu); tổn thương thần kinh (co giật hoặc loạn thần); rối loạn về máu (thiếu máu tan máu, bạch cầu
Hình ảnh lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ hệ thống thường khởi phát từ từ, đa số bắt đầu bằng các triệu chứng: sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân, đau khớp hoặc viêm khớp giống như viêm khớp dạng thấp. Trong một số trường hợp, các triệu chứng rầm rộ ngay từ giai đoạn đầu. Có khi bệnh xuất hiện sau một số yếu tố thuận lợi như: nhiễm trùng, chấn thương, stress, dùng một số thuốc có khả năng gây ra lupus… Ở da và niêm mạc, triệu chứng điển hình là ban đỏ hình cánh bướm ở mặt, ban dạng đĩa ở ngoài da, sạm da do ánh nắng, loét niêm mạc miệng, rụng tóc, viêm mao mạch dưới da. Ở cơ xương khớp, bệnh gây đau, viêm, biến dạng khớp, hoại tử xương. Ở máu và cơ quan tạo máu, bệnh gây thiếu máu kéo dài, chảy máu dưới da, lách to, hạch to…
Lupus ban đỏ thường tiến triển tùy theo thể bệnh. Với thể cấp, bệnh gây tổn thương nhiều nội tạng, tiến triển nhanh và tử vong sau vài tháng do các thương tổn ở thận, thần kinh, phổi nhiễm khuẩn. Với thể mạn, bệnh ít tổn thương nội tạng, biểu hiện ngoài da nhẹ, tiến triển chậm, tiên lượng tốt. Với thể bán cấp, bệnh tiến triển từng đợt, ngày càng nặng dần. Lupus ban đỏ sẽ nặng thêm nếu người bệnh mang thai, bị nhiễm khuẩn, chấn thương, phẫu thuật, stress, lạm dụng thuốc, thường tử vong vì các biến chứng ở thận, thần kinh,….
Hiện nay, chưa có thuốc nào điều trị dứt điểm được lupus ban đỏ mà chỉ làm giảm triệu chứng bệnh. Phác đồ điều trị bệnh phụ thuộc vào tình trạng và mức độ của bệnh nhân. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng một, hai, ba, thậm chí bốn thuốc với liều lượng thay đổi cho phù hợp. Các thuốc ức chế miễn dịch hiện đang được dùng cho bệnh lupus ban đỏ, giúp làm giảm triệu chứng protein niệu, giảm creatinin máu, cải thiện tổn thương khớp, da, niêm mạc, nội tạng đặc biệt là thận.
Hiện nay, xu hướng đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Sản phẩm tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Với thành phần chính là cây sói rừng có tác dụng điều hòa miễn dịch, kết hợp với các thảo dược khác như: nhũ hương, bạch thược, thổ phục linh… Kim Miễn Khang giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh lupus ban đỏ.
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người
Lupus ban đỏ và các bệnh tự miễn nhìn chung rất khó điều trị, dễ tái phát, vì vậy, ngoài việc duy trì sử dụng Kim Miễn Khang, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì chạy chữa theo chỉ định của thầy thuốc và luôn giữ một tinh thần lạc quan trong cuộc sống