Vảy nến toàn thân là bệnh ngoài da mạn tính, gây viêm đỏ ngứa rát toàn thân, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như thẩm mỹ của người bệnh. Vậy bệnh có những dấu hiệu như thế nào, làm cách nào để điều trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về bệnh vảy nến toàn thân trong bài viết dưới đây.

Bệnh vảy nến toàn thân là gì? 

Vảy nến toàn thân hay còn được gọi là vảy nến đỏ da toàn thân khá hiếm gặp và đặc biệt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. 

Da được biết đến là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại từ môi trường như vi khuẩn, vi rút gây bệnh,... Như vậy, da đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Khi mắc bệnh vảy nến toàn thân, da bị tổn thương trên diện rộng xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, mất nước, hạ thân nhiệt, phù nề và nhiều hệ lụy khác nữa làm suy giảm sức khỏe người bệnh và tình trạng xấu nhất đó là tử vong. Do đó, bệnh cần phải được phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.

Triệu chứng bệnh vảy nến toàn thân  

Triệu chứng của bệnh vảy nến toàn thân thường rất dễ được nhận thấy bởi các dấu hiệu này dữ dội và rõ ràng. Các biểu hiện có thể đột ngột xuất hiện hoặc phát triển từ bệnh vảy nến thể mảng. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh vảy nến toàn thân thường gặp:

  • Da đỏ rực bất thường trên khắp cơ thể là biểu hiện điển hình nhất.
  • Có cảm giác bỏng rát, đau đớn và ngứa ngáy khó chịu trên da.
  • Vùng da bệnh hình thành các lớp sừng dày, có thể được bao phủ bởi các mảng vảy trắng và bong tróc thành từng mảng lớn.
  • Cơ thể sốt hoặc ớn lạnh do sự thay đổi nhiệt độ thất thường.
  • Đau các khớp, khủyu và mắt cá chân.
  • Nhịp tim tăng bất thường.
  • Da khô, nứt nẻ, có thể có mụn nhọt, mụn nước, mụn mủ.

Các biểu hiện trên có thể là dấu hiệu của các căn bệnh ngoài da khác. Người bệnh cần gặp các chuyên gia càng sớm càng tốt để hiểu rõ hơn về tình trạng cơ thể của bản thân đồng thời giúp việc chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm.

Bieu-hien-cua-benh-vay-nen-toan-than.webp

Biểu hiện của bệnh vảy nến toàn thân

Vảy nến toàn thân có nguy hiểm không 

Vảy nến toàn thân là thể bệnh nặng nhất trong các bệnh vảy nến, tuy nhiên, căn bệnh này thường hiếm gặp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng và để lại nhiều biến chứng cho các bộ phận khác, gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc. Một số biến chứng đã được ghi nhận:

  • Viêm khớp vảy nến: Người bệnh bị đau khớp hoặc mất khả năng di chuyển và vận động.
  • Ảnh hưởng đến mắt: Viêm kết mạc, suy giảm thị lực, viêm bờ mi,...
  • Tác động đến chức năng thận: Suy thận, hư thận,...
  • Biến chứng lên hệ thống tim mạch và huyết áp: Tăng nguy cơ tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu, đau tim, đột quỵ,...
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến mặt tâm lý của người bệnh: Người bệnh cảm thấy tự ti và stress nặng do vẻ bề ngoài của mình, dẫn đến ngại tiếp xúc và giao tiếp với người xung quanh.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến toàn thân

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến toàn thân vẫn chưa được biết đến chính xác. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến bệnh có thể là rối loạn hệ thống miễn dịch và do yếu tố di truyền hoặc các yếu tố môi trường,... Cụ thể:

  • Hệ thống miễn dịch rối loạn: Hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ tấn công lên các yếu tố gây hại cho sức khỏe con người, khi hệ thống miễn dịch rối loạn, dẫn đến tự miễn dịch, đã tấn công nhầm lên các tế bào da. Sự nhầm lẫn này đã làm cho quá trình sản sinh tế bào da trở nên quá mức, các tế bào da mới được tạo ra quá nhanh chóng trong khi các tế bào cũ chưa thực hiện xong chu kỳ của mình dẫn đến sự chồng chất lên nhau của các tế bào da cũ và da mới. Sự tấn công của các tế bào bạch cầu của hệ thống miễn dịch cũng có thể gây viêm và đỏ da.
  • Yếu tố di truyền: Một số người thừa hưởng gen khiến họ dễ mắc bệnh vảy nến toàn thân hơn. Nếu trong gia đình bạn có một hoặc nhiều thành viên mắc các bệnh về da thì nguy cơ tiến triển bệnh vảy nến toàn thân của bạn sẽ cao hơn so với những người khác. Tuy nhiên, người mắc vảy nến toàn thân do di truyền chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
  • Điều kiện môi trường: Môi trường làm việc ô nhiễm hoặc thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí thấp là những điều kiện làm khởi phát bệnh vảy nến toàn thân.
  • Tổn thương da do tiếp xúc với hóa chất độc hại, chế độ sinh hoạt không hợp vệ sinh, sử dụng sữa tắm hoặc chất tẩy rửa không phù hợp, da bị cháy nắng.
  • Sử dụng rượu và thuốc lá.
  • Tác dụng phụ do sử dụng corticoid.

Roi-loan-he-thong-mien-dich--Nguyen-nhan-gay-benh-vay-nen-toan-than.webp

Rối loạn hệ thống miễn dịch- Nguyên nhân gây bệnh vảy nến toàn thân

Vảy nến toàn thân chữa được không?

Bệnh vảy nến toàn thân hoàn toàn không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, nhờ có sự phát triển của y học, kiểm soát bệnh và giảm thiểu các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh là hoàn toàn có thể. Các biện pháp thường được sử dụng để điều trị vảy nến toàn thân đó là: Sử dụng thuốc, quang trị liệu, điều trị vảy nến tại nhà,...

Điều trị vảy nến toàn thân tại nhà 

Điều trị tại nhà cho bệnh vảy nến toàn thân sẽ tập trung vào việc chăm sóc da, kiểm soát căng thẳng và tránh các tác nhân gây bệnh. Một số sản phẩm ngoài da được sử dụng phổ biến giúp chăm sóc da và cải thiện bệnh có thể tự sử dụng ở nhà như:

  • Kem dưỡng ẩm.
  • Kem vitamin D.
  • Nhựa than đá.

Một số lưu ý mà người bệnh cần biết khi thực hiện điều trị tại nhà:

  • Tuyệt đối không gãi vùng da bị tổn thương: Có thể làm dịu da ngứa ngáy khó chịu bằng cách chườm nước đá.
  • Dưỡng ẩm da: Sử dụng các loại kem, gel, mỡ dành cho làn da nhạy cảm.
  • Ổn định tâm lý: Căng thẳng là nguyên nhân làm cho bệnh nặng hơn, hãy suy nghĩ tích cực hơn và chuyển hướng chú ý của bạn đến các công việc khác, điều này sẽ giúp ích cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.
  • Sử dụng thuốc và làm theo đúng hướng dẫn của các chuyên gia.
  • Người bệnh cũng có thể sử dụng một số mẹo điều trị dân gian từ việc sử dụng lô hội, lá trầu không, củ nghệ, muối epsom, dầu ô liu,... giúp cải thiện và giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.

Thuốc chữa bệnh vảy nến toàn thân 

Có rất nhiều loại thuốc đã được tìm ra với mục đích làm chậm sự phát triển của tế bào da mới hoặc làm giảm triệu chứng bệnh như ngứa, bong tróc,... Các chuyên gia sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp với tình trạng da của người bệnh, tuổi tác, sức khỏe tổng thể của người bệnh. Một số loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh vảy nến toàn thân:

  • Methotrexate: Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch. Thuốc có tác dụng phụ trên gan và các vấn đề về phổi, do đó chỉ được chỉ định cho các trường hợp nặng và được theo dõi chặt chẽ bởi các chuyên gia.
  • Retinoids: Được tổng hợp từ vitamin A giúp làm giảm sản xuất tế bào da, giảm ngứa. Thuốc có tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm dị tật do đó không được khuyến khích cho phụ nữ có thai.
  • Cyclosporine: Ức chế hệ thống miễn dịch và được sử dụng cho các trường hợp bệnh nặng và không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác. Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ trên thận, tăng huyết áp.
  • Phương pháp điều trị sinh học: Giúp kiểm soát tình trạng viêm toàn thân bao gồm các thuốc như: Adalimumab (humira), brodalumab (Siliq), etanercept (enbrel), guselkumab (tremfya), infliximab (remicade), ixekizumab (taltz), secukinumab (cosentyx) và ustekinumab (stelara).
  • Chất ức chế enzyme: Thuốc apremilast (otezla) là một loại thuốc mới dành cho các bệnh viêm nhiễm kéo dài.

Thuoc-dieu-tri-benh-vay-nen-toan-than.webp

Thuốc điều trị bệnh vảy nến toàn thân

Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể được điều trị theo liệu pháp quang học. Các chuyên gia sẽ sử dụng tia cực tím để làm chậm sự phát triển của tế bào da. PUVA là phương pháp điều trị có sử dụng kết hợp với thuốc psoralen giúp da nhạy cảm hơn với ánh sáng.

>>> Xem thêm: Thuốc chữa bệnh vẩy nến: Nên lựa chọn tây y hay đông y?

Bị vảy nến toàn thân ăn gì, kiêng ăn gì? 

Chế độ ăn uống đóng một vị trí quan trọng trong điều trị vảy nến toàn thân. Các chuyên gia sẽ đưa ra các gợi ý hoặc giúp người bệnh xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Cụ thể:

Bị vảy nến toàn thân ăn gì?

Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh cần có trong khẩu phần ăn của mình:

  • Bổ sung thêm vitamin từ các viên uống hoặc rau củ quả.
  • Giảm lượng chất béo bão hòa, tăng lượng protein nạc chứa axit béo omega 3 như cá hồi, tôm, cá mòi. Các nguồn thực vật chứa nhiều omega 3 như hạt óc chó, hạt lanh, đậu nành.
  • Ăn nhiều rau củ quả có tác dụng giảm stress, căng thẳng, chống oxy hóa, chống viêm như súp lơ, cải xoăn, dâu tây, việt quất, nho,...
  • Chế biến thức ăn thanh đạm, hạn chế dầu mỡ động vật, nên chiên xào bằng dầu thực vật tốt cho sức khỏe như: dầu ô liu, dầu hướng dương,...

Bệnh vảy nến toàn thân kiêng ăn gì?

Các chuyên gia sẽ cảnh báo cho người bệnh các loại đồ ăn cần tránh và hạn chế sử dụng:

  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Hạn chế thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò,... thay vào đó sử dụng thịt trắng như cá, gà, vịt,...
  • Tránh dùng đường tinh luyện, đồ ăn được chế biến sẵn và các sản phẩm từ sữa.

Phòng tránh vảy nến toàn thân

Bệnh vảy nến toàn thân cho đến nay chưa có biện pháp phòng tránh triệt để. Chỉ có các phương pháp hạn chế nguy cơ mắc bệnh như:

  • Tập luyện thường xuyên, chế độ ăn lành mạnh.
  • Uống ít rượu bia, thuốc lá.
  • Kết hợp nghỉ ngơi và làm việc hợp lý tránh stress, căng thẳng.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm da đặc biệt là vào mùa đông khô hanh.
  • Kiểm soát cân nặng.
  • Sử dụng đồ bảo hộ, đeo găng tay khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc các chất hóa học.

Tap-luyen-thuong-xuyen-giup-phong-tranh-vay-nen-toan-than.webp

Tập luyện thường xuyên giúp phòng tránh vảy nến toàn thân

Bên cạnh đó, người bệnh bị vảy nến toàn thân có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm có chứa sói rừng, cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,... Đại học Thẩm Dương, Trung Quốc năm 2009 đã chứng minh sói rừng có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua đó cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến như ngứa ngáy, bong tróc và ức chế sự lây lan của bệnh. Bạch thược có khả năng tiêu viêm, giảm đau và làm mát giúp giảm ngứa ngáy khó chịu. Hoàng bá chứa hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch. Chiết xuất nhũ hương giúp giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng hiệu quả. Sự kết hợp của các thành phần thảo dược này đem lại sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nhờ đó mà có thể ngăn chặn các biến chứng và triệu chứng của bệnh vảy nến toàn thân hiệu quả mà rất ít tác dụng không mong muốn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh vảy nến toàn thân. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về bệnh, hãy để lại thông tin liên hệ của bạn để chúng tôi giải đáp thêm.

>>> Xem thêm: Viêm khớp vảy nến - Những thông tin quan trọng cần biết

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/psoriasis

https://www.medicalnewstoday.com/articles/52457

https://www.cdc.gov/psoriasis/index.htm

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/skin-conditions-psoriasi