Vảy nến da đầu là bệnh ngoài da, xuất hiện khi các tế bào da trên da phát triển quá nhanh và tạo thành các mảng vảy dày đi kèm theo tình trạng đỏ và ngứa. Vảy nến da đầu ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc. Vậy làm thế nào để điều trị bệnh vảy nến da đầu hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu

Bệnh vảy nến da đầu có thể đóng vảy mức độ nhẹ đến nặng trên toàn bộ da đầu. Đôi khi, vảy nến kéo dài từ da đầu xuống trán, xung quanh mũi, phía sau và thậm chí là bên trong tai.

Nếu mắc vảy nến mức độ nhẹ, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Cho đến nay vẫn chưa có biện pháp chữa khỏi vảy nến da đầu, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: Mức độ lây lan của bệnh, khả năng đáp ứng điều trị,... 

Một số biện pháp sẽ được áp dụng giúp giảm đau ngứa, đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và ngăn chặn sự rụng tóc bao gồm: Điều trị tại nhà, sử dụng phương pháp đông y hoặc tây y.

vay-nen-da-dau-gay-ngua-ngay-kho-chiu (1).webp

Vảy nến da đầu không được điều trị gây ngứa ngáy, khó chịu

Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu tại nhà

Hầu hết các phương pháp điều trị vảy nến da đầu tại nhà đều chưa được chứng minh hiệu quả. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng các phương pháp này có thể làm giảm triệu chứng của bệnh khi được kết hợp cùng với các điều trị y tế.

Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà thường được sử dụng cho bệnh vảy nến da đầu:

  • Kem hoặc gel lô hội: Bôi trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng bởi vảy nến.
  • Dung dịch giấm táo: Để rửa vùng da bị bệnh.
  • Bột baking soda hòa vào nước để giảm ngứa da đầu.
  • Dùng bột yến mạch, muối biển hoặc muối epsom giúp giảm bong tróc, mẩn đỏ và viêm da.
  • Sử dụng dầu dừa hoặc bơ để cấp ẩm cho vùng da bị tổn thương.
  • Dùng tỏi xay trộn cùng kem hoặc gel lô hội bôi lên vảy nến trước khi rửa sạch hàng ngày.
  • Bổ sung axit béo omega 3, vitamin D để giảm viêm.
  • Dùng dầu cây trà và nghệ sẽ giúp giảm viêm. 
  • Lá trầu không: Có hoạt tính kháng khuẩn tốt, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến, chống viêm hiệu quả. Sử dụng lá trầu không và lá bèo hoa dâu đem đun với nước trong khoảng 20-30 phút. Sau đó pha với nước lạnh và một chút muối đem đi gội đầu. Trong quá trình gội, có thể dùng bã lá để xát vào vùng da bệnh. Sử dụng kiên trì 2-3 lần/tuần để thấy được hiệu quả.
  • Lá lốt: Sử dụng cả cành và lá của cây lá lốt, rửa sạch, đun trong 20 phút. Pha với nước lạnh và đem đi gội đầu.
  • Lá trà xanh: Có khả năng chống oxy hóa và loại bỏ các tế bào chết bởi vậy rất hiệu quả với bệnh vảy nến. Có thể sử dụng trà xanh dưới dạng nước gội đầu hoặc hãm với nước sôi để uống.

Sử dụng dầu gội là một trong các liệu pháp điều trị vảy nến da đầu tại nhà. Người bệnh cần mua loại dầu gội phù hợp với tình trạng da đầu của bản thân thông qua tư vấn của các chuyên gia. Dầu gội dùng cho bệnh vảy nến thường có thành phần axit salicylic, clobetasol propionate hoặc nhựa than đá:

  • Axit salicylic: Thành phần này giúp giảm tỷ lệ đóng vảy, các mảng vảy nến sẽ mềm ra và dễ dàng được loại bỏ hơn. Tuy nhiên, một số người bệnh có thể bị kích ứng kèm theo rụng tóc do sử dụng axit salicylic ở nồng độ cao.
  • Nhựa than đá: Chứa các chất ngăn chặn sự phát triển quá mức của các tế bào da và các triệu chứng của bệnh vảy nến như ngứa, đau nhức.
  • Clobetasol propionate: Khi các loại dầu gội trên không thể làm cải thiện bệnh, các chuyên gia sẽ kê cho người bệnh loại dầu gội này. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng clobetasol propionate trong 4 tuần liên tiếp, sau 4 tuần này bạn chỉ nên dùng 1-2 lần/tuần.

Lua-chon-dau-goi-dau-phu-hop-de-dieu-tri-vay-nen-da-dau.webp

Lựa chọn dầu gội đầu phù hợp để điều trị vảy nến da đầu

Đông y chữa vảy nến da đầu như thế nào?

Các bài thuốc đông y sẽ được lựa chọn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, dưới đây là một số bài thuốc thường được sử dụng:

  • Hoè hoa thang gia giảm bao gồm  hoa hòe 40g, sinh địa 40g, thổ phục linh 40g, tử thảo 12g, thạch cao 40, ké đầu ngựa 20g, thăng ma 12g, địa phu tử 12g, chích thảo 4g. Một thang thuốc được sắc và chia thành 3 lần sử dụng trong ngày.
  • Bài thuốc gồm hà thủ ô 20g, đương quy 20g, khương hoạt 16g, sinh địa 16g, huyền sâm 12g, thổ phục linh 40g, ké đầu ngựa 16g, uy linh tiên 12g. Một ngày sắc một thang chia làm 3 lần dùng.
  • Bài thuốc dùng để tắm sẽ có các dược liệu là hoả tiêu, dã cúc hoa, phác tiêu, khô phàn. Dùng để nấu nước tắm hàng ngày giúp giảm các triệu chứng bệnh như ngứa ngáy, khó chịu,...

Tây y chữa bệnh vảy nến da đầu 

Các loại thuốc được lựa chọn dựa trên tình trạng da đầu của người bệnh giúp giảm các triệu chứng một cách hiệu quả như: Calcipotriene, betamethasone-calcipotriene, tazarotene, retinoid đường uống, methotrexate,...

  • Calcipotriene: Có thể được bào chế dưới dạng kem, bọt, mỡ bôi và dung dịch. Calcipotriene chứa vitamin D có khả năng thay đổi sự phát triển của các tế bào da.
  • Betamethasone-calcipotriene: Là sự kết hợp của calcipotriene và  corticosteroid có tác dụng làm giảm mẩn đỏ và ngứa.
  • Tazarotene: Rút ngắn chu kỳ của các tế bào da hoặc tăng sự luân chuyển tế bào, giảm số lượng mảng vảy và kiểm soát vảy nến.
  • Retinoids đường uống: Là dẫn xuất của vitamin A giúp giảm viêm và tăng sinh tế bào.
  • Methotrexate: Là loại thuốc có tác dụng ngăn chặn sự tăng trưởng quá mức của các tế bào da và ức chế tình trạng viêm. Việc sử dụng thuốc cần sự theo dõi của các chuyên gia theo một lộ trình nhất định.
  • Cyclosporine: Tác động lên hệ miễn dịch và làm chậm sự phát triển của các tế bào miễn dịch. Thuốc thường được sử dụng cho bệnh vảy nến mức độ nặng.
  • Apremilast và dimethyl fumarate là những loại thuốc giúp giảm viêm được bào chế ở dạng viên nén, điều trị vảy nến mức độ nặng.

Su-dung-thuoc-de-dieu-tri-vay-nen-da-dau.webp

Sử dụng thuốc để điều trị vảy nến da đầu

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc đã kể trên, bệnh vảy nến da đầu còn được điều trị bằng liệu pháp tia cực tím (UV), liệu pháp ánh sáng kết hợp:

  • Đèn chiếu tia cực tím B (UVB): Loại ánh sáng này giúp làm chậm quá trình sinh sản tế bào da.
  • Sử dụng psoralen kết hợp với tia cực tím A (PUVA): Trước tiên người bệnh sẽ uống thuốc chứa psoralen hoặc bôi trực tiếp lên da, giúp cho da nhạy cảm với ánh sáng tia cực tím A hơn. Các tác dụng phụ của liệu pháp này đó là buồn nôn, đau đầu, nóng rát và ngứa da. Người bệnh nên đeo kính trong 24h sau khi uống thuốc để ngăn ngừa khả năng đục thủy tinh thể. Biện pháp này không được sử dụng lâu dài vì có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
  • Liệu pháp ánh sáng kết hợp: Kết hợp các quang trị liệu với phương pháp khác giúp tăng cường hiệu quả điều trị. Một số trường hợp, chuyên gia đã sử dụng tia UVB kết hợp với nhựa than đá hoặc UVB với kem dithranol,...

>>> Xem thêm: Triệu chứng của bệnh vẩy nến có dễ nhận biết?

Các lưu ý khi điều trị vảy nến da đầu

Chăm sóc sức khỏe là một phần thiết yếu góp phần điều trị và giảm nhẹ bệnh vảy nến da đầu. Điều này bao gồm chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh, ổn định tâm lý để điều trị tốt hơn, ngoài ra bạn cần chú ý đến cách gội đầu và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của các chuyên gia. Cụ thể:

  • Tâm lý người bệnh: Người bệnh thường tự ti và lo lắng vì vẻ bề ngoài của mình khi mắc bệnh, điều này có thể dẫn đến trầm cảm và diễn biến bệnh tồi tệ hơn trước. Gia đình cần chú ý hơn đến tâm lý của người bệnh, giúp ổn định tâm lý và làm họ thoải mái hơn trong suốt quá trình điều trị. Đặc biệt, bệnh vảy nến rất khó để điều trị, cần nhiều thời gian nên người bệnh cần có tâm lý vững vàng và kiên trì để điều trị bệnh.
  • Để da đầu thông thoáng, không nên vì che giấu bệnh mà sử dụng mũ hoặc khăn sẽ làm vảy nến trở nên trầm trọng hơn.
  • Sử dụng đúng thuốc và đúng theo lộ trình mà các chuyên gia đặt ra. Không nên dùng thuốc theo ý của bản thân hoặc theo sự giới thiệu của những người xung quanh. Bởi các thuốc hoặc phương pháp này không phù hợp với bạn và nó sẽ làm cho bệnh tiến triển xấu đi.
  • Gội đầu đúng cách cũng là một điều đáng được lưu ý: Gội đầu nhẹ nhàng, loại bỏ vảy cẩn thận tránh chà xát da đầu quá mạnh.

Tam-ly-nguoi-benh-anh-huong-rat-lon-den-hieu-qua-dieu-tri-vay-nen-da-dau.webp

Tâm lý người bệnh ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị vảy nến da đầu

Tóm lại, bệnh vảy nến ảnh hưởng tới người mắc ở những mức độ khác nhau, bạn có thể thử rất nhiều cách để tìm được phương án phù hợp nhất hoặc cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau để điều trị bệnh hiệu quả hơn. Người bệnh cũng có thể tham khảo thêm các sản phẩm có chứa sói rừng, cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ điều trị vảy nến. Theo nghiên cứu đến từ đại học Thẩm Dương, Trung Quốc năm 2009, Sói rừng được chứng minh giúp ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua đó cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến. Cao nhàu giúp thanh nhiệt, giải độc. Bạch thược có khả năng tiêu viêm, giảm đau và làm mát giúp giảm ngứa ngáy khó chịu. Hoàng bá chứa hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch. Chiết xuất nhũ hương giúp giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng hiệu quả. Khi kết hợp các thành phần trên và cho người bị vảy nến da đầu sử dụng sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt.

Trên đây là toàn bộ thông tin về biện pháp điều trị bệnh vảy nến da đầu. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại số điện thoại để chúng tôi liên hệ và tư vấn thêm cho bạn.

>>> Xem thêm: Người bị vảy nến nên kiêng ăn gì để bệnh không tiến triển?

Link tham khảo:

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/scalp-psoriasis-treatment

https://www.nhs.uk/conditions/psoriasis/#:~:text=Psoriasis%20is%20a%20skin%20condition,can%20be%20itchy%20or%20sore.

https://www.healthline.com/health/scalp-psoriasis

https://www.medicalnewstoday.com/articles/31958