Bệnh vảy nến thể mảng là tình trạng tự miễn mạn tính với sự xuất hiện của các mảng da dày bất thường và có vảy phát triển. Đây là căn bệnh phổ biến, gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến người mắc. Vậy làm sao để phát hiện vảy nến thể mảng sớm và điều trị bệnh như thế nào để đạt hiệu quả cao? Hãy chúng tôi tìm hiểu thông tin về bệnh vảy nến thể mảng trong bài viết dưới đây.
Vảy nến thể mảng là bệnh gì?
Vảy nến thể mảng là một trong các loại vảy nến phổ biến nhất. Ước tính có khoảng 80 - 90% những người bị bệnh vảy nến tiến triển thành bệnh vảy nến thể mảng. Thông thường, các tế bào sẽ chết đi trong khoảng thời gian 21-28 ngày. Tuy nhiên, khi bị bệnh vảy nến, hệ thống miễn dịch sẽ tấc công nhầm vào các tế bào da khỏe mạnh làm cho chu kỳ sống của tế bào rút ngắn lại chỉ còn 4-7 ngày.
Hầu hết các trường hợp bệnh đều có đợt bùng phát cấp tính và tái phát của bệnh, đôi khi tiến triển nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc.
Triệu chứng vảy nến thể mảng
Vảy nến thể mảng xuất hiện với các mảng da dày lên, bị viêm, có vảy và gây ngứa, đau. Với người da trắng, các mảng có màu đỏ rõ rệt được bao phủ bởi lớp vảy hoặc tế bào chết màu trắng bạc. Với người da màu, các mảng da bệnh có màu sẫm hơn, dày hơn và có nhiều màu tím, xám hoặc nâu sẫm hơn.
Các mảng da có thể được phát hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và thường bắt gặp ở các vùng da như da đầu, khuỷu tay và thân.
Các chuyên gia thường phân loại mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến theo mức độ ảnh hưởng của chúng trên cơ thể người bệnh:
- Bệnh vảy nến thể mảng nhẹ: Các mảng xuất hiện chiếm trên dưới 2% cơ thể trong thời gian bùng phát.
- Bệnh vảy nến thể mảng trung bình: Mảng bao phủ 3-10% cơ thể.
- Bệnh vảy nến thể mảng nặng: Mảng bao phủ trên 10% cơ thể.
Triệu chứng vảy nến thể mảng
>>> Xem thêm: Triệu chứng của bệnh vẩy nến có dễ nhận biết?
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến thể mảng
Bệnh vảy nến thể mảng do khá nhiều yếu tố gây nên. Ngoài yếu tố di truyền, các yếu tố gây bệnh khác có thể kể đến bao gồm chấn thương, nhiễm trùng, tác dụng của thuốc, chuyển hóa bên trong cơ thể, tâm lý, môi trường,...
- Các loại thuốc có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh vảy nến như thuốc chống sốt rét, chẹn beta, chẹn kênh canxi, captopril, fluoxetine, glyburide,...
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người mắc các bệnh về da, nguy cơ mắc vảy nến sẽ cao hơn so với những người khác.
- Chấn thương: Hầu hết các loại chấn thương được xem là có liên quan đến bệnh vảy nến thể mảng. Gãi quá nhiều cũng có thể làm cho bệnh khởi phát hoặc làm nặng thêm các khu vực da bệnh.
- Ánh nắng mặt trời: Người bệnh có thể được điều trị bằng cách tắm nắng tuy nhiên một số trường hợp rối loạn có thể trầm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Hệ thống miễn dịch: Hệ thống này bị rối loạn làm cho các tế bào miễn dịch không nhận biết được các tế bào ung thư để tiêu diệt chúng, thay vào đó tế bào miễn dịch đã tấn công nhầm vào các tế bào mạnh khỏe từ đó tạo cơ hội cho các tế bào bệnh phát triển.
Vảy nến thể mảng nguy hiểm như thế nào?
Vảy nến thể mảng là bệnh ngoài da mạn tính, tuy vậy khi bệnh chuyển nặng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người mắc. Vảy nến thể mảng gây ngứa khiến người bệnh gãi thường xuyên. Điều này có thể khiến da bị tổn thương và cho phép vi khuẩn xâm nhập vào da và máu, gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh vảy nến với các biểu hiện như rỉ mủ, sưng đỏ da, đau, mùi hôi khó chịu, đổi màu da, mệt mỏi và sốt,...
Theo nghiên cứu năm 2013, người bệnh vảy nến nặng có thể mắc các bệnh lý khác như phổi, tiểu đường và thấp khớp.
Cho dù khoa học đang ngày một phát triển nhưng bệnh vảy nến thể mảng vẫn chưa thể được điều trị dứt điểm. Bệnh có thể khỏi sau vài tháng hoặc không tiến triển lớn hơn hay thậm chí có thể lan rộng khắp cơ thể. Ở một số trường hợp, bệnh có thể tự biến mất mà không cần sự can thiệp của y học. Điều trị vảy nến thể mảng tuy không chữa khỏi bệnh xong sẽ giúp cho tần suất bùng phát và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng giảm đi đáng kể.
Vảy nến thể mảng nguy hiểm như thế nào?
Cách điều trị vảy nến thể mảng
Có khá nhiều cách điều trị cho bệnh vảy nến thể mảng. Căn cứ vào tình trạng da, mức độ bệnh, tuổi tác và các vấn đề khác mà các chuyên gia sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:
Điều trị vảy nến thể mảng bằng tây y
Các triệu chứng bệnh của mỗi người là khác nhau do đó việc sử dụng thuốc cũng khác biệt. Hầu hết chuyên gia sẽ bắt đầu trị liệu với phương pháp đơn giản và ít xâm lấn nhất với các thuốc bôi ngoài da như:
- Corticosteroid tại chỗ: Giảm viêm ngứa.
- Dẫn xuất vitamin D, retinoids: Làm chậm quá trình sản xuất tế bào da.
- Thuốc mỡ axit salicylic: Làm tróc lớp sừng, cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến như dày da, sát khuẩn nhẹ nhưng đồng thời cũng làm mỏng da.
Thuốc bôi điều trị sẽ tiếp xúc với da của người bệnh vì vậy cần áp dụng thật cẩn trọng, tránh gây các kích ứng da.
Nếu các thuốc dùng tại chỗ không cho hiệu quả mong muốn, các phương pháp tây y khác sẽ được lựa chọn như:
- Thuốc uống toàn thân: Nhóm thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm DMARD có thể làm chậm hoặc ngừng tình trạng hệ thống miễn dịch quá mức như apremilast, acitretin, cyclosporine, methotrexate,...
- Thuốc tiêm: Đây thường là các thuốc sinh học nhắm đích vào các phần cụ thể của hệ miễn dịch. Chúng hoạt động dựa trên sự ngăn chặn các tế bào miễn dịch - tế bào T hay protein. Một số thuốc thường dùng như: Humira (adalimumab), stelara (ustekinumab), enbrel (etanercept),...
Quang trị liệu cũng là một trong các phương pháp tây y thường được sử dụng điều trị vảy nến thể mảng. Các chuyên gia sử dụng ánh sáng cực tím (UV) nhân tạo hay ánh sáng mặt trời chiếu lên da giúp làm chậm sự phát triển của tế bào da. Ngoài ra, để tăng độ ảnh hưởng của tia UV lên da, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thêm prosalen giúp tăng độ nhạy cảm của da. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện và theo dõi bởi các chuyên gia và nhân viên y tế vì nó có thể làm tổn thương da và làm tăng nguy cơ ung thư da.
Bài thuốc dân gian điều trị vảy nến thể mảng
Các bài thuốc dân gian kết hợp của các thành phần thảo dược đem lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh và có ưu điểm hơn so với thuốc tây y đó là có ít tác dụng phụ hơn. Cụ thể, người bị vảy nến thường sử dụng các bài thuốc sau:
- Bài thuốc gồm kinh giới, bồ công anh, ké đầu ngựa, cây trinh nữ, bạc sau, hạ khô thảo, kim ngân, khổ sâm, xích đồng, thổ phục linh, vỏ gạo, rau má, xác ve sầu, đơn đỏ mỗi loại 12g. Bài thuốc này dùng để uống và có thể để thoa bên ngoài. Rửa sạch, đem sắc uống 2 lần/ngày. Phần bã thuốc sẽ được giữ lại để chà xát lên vùng da đóng vảy, giúp da mềm mịn hơn.
- Bài thuốc gồm thạch cao 20g, sinh địa 20g, ké đầu ngựa 16g, thổ phục linh 16g, cam thảo đất 16g, hy thiêm 16g, cây cứt lợn 12g đem sắc và uống 3 lần/ngày khi còn nóng hoặc hâm nóng lại trước khi uống.
- Bài thuốc gồm hà thủ ô 20g, đương quy 20g, huyền sâm 12g, ké đầu ngựa 16g, sinh địa 16g, khương hoạt 16g, thổ phục linh 40g, uy linh tiên 12g sắc và chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc có ké đầu ngựa, hà thủ ô, huyền sâm, sinh địa, kim ngân hoa, vừng đen mỗi vị 12g đem sắc và chia làm 3 lần uống/ngày.
Điều trị vảy nến thể mảng bằng các bài thuốc dân gian
Chăm sóc da vảy nến thể mảng
Kết hợp chăm sóc da đúng cách sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa các đợt bùng phát của vảy nến thể mảng. Cụ thể:
- Tắm mỗi ngày là biện pháp đơn giản nhất, người bệnh nên hạn chế sử dụng nước quá nóng, tắm quá lâu. Chỉ nên sử dụng nước ấm và vỗ nhẹ cho da khô sau khi tắm.
- Dưỡng ẩm cho da thường xuyên giúp giảm triệu chứng ngứa và bong tróc da. Tránh sử dụng các loại kem có chứa hương liệu, thuốc nhuộm và hóa chất.
- Giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, stress quá độ sẽ làm cho bệnh nghiêm trọng hơn.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn Địa Trung Hải (chế độ ăn kiêng chứa nhiều thực phẩm chống viêm), chế độ ăn uống bổ dưỡng, chế độ không có gluten (chế độ này giúp ích cho những người nhạy cảm hoặc dị ứng với gluten).
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Hạn chế gãi và các tổn thương da.
- Tránh hút thuốc và uống rượu bia, các chất kích thích.
Sử dụng sản phẩm thảo dược cải thiện vảy nến thể mảng
Người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm có chứa thành phần thảo dược như sói rừng, cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,... Sói rừng đã được nghiên cứu của đại học Thẩm Dương, Trung Quốc chứng minh rằng có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn các phản ứng tự miễn. Hoàng bá chứa hoạt chất phellodendrine có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch. Cao nhàu hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc. Chiết xuất nhũ hương chứa axit triterpen giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng hiệu quả. Bạch thược có tác dụng tiêu viêm, giảm đau và làm mát giúp giảm ngứa ngáy khó chịu. Nhũ hương chứa acid boswellic rất tốt cho việc tái tạo da, cải thiện các tổn thương như ngứa ngáy, bong tróc.
Thảo dược sói rừng hỗ trợ điều trị vảy nến thể mảng
Trên đây là toàn bộ thông tin về vảy nến thể mảng. Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại thông tin liên lạc của bạn để chúng tôi tư vấn thêm.
>>> Xem thêm: Người bị vảy nến nên kiêng ăn gì để bệnh không tiến triển?
Link tham khảo:
https://www.healthline.com/health/plaque-psoriasis-pictures
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/plaque-psoriasis-facts
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK430879/
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323225
https://www.verywellhealth.com/plaque-psoriasis-overview-1069489