Viêm da cơ địa ở đầu là tình trạng da đầu bị bong tróc, khô ngứa thậm chí viêm nhiễm. Chứng bệnh về da này thường được phát hiện ở giai đoạn mạn tính và khá khó điều trị dứt điểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh lý này trong bài viết sau đây.

Tổng quan về viêm da cơ địa ở đầu

Bệnh viêm da cơ địa ở đầu thường khiến người mắc khó chịu, ngứa ngáy, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Trước khi tìm hiểu cách điều trị viêm da cơ địa ở đầu, bạn nên có sự hiểu biết nhất định về chứng bệnh da liễu này. Cụ thể như sau:

Viêm da cơ địa ở đầu là gì?

Viêm da cơ địa trên đầu là bệnh da liễu mạn tính có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể nhưng nặng nhất là trên vùng da đầu. Bệnh lý này gây những tổn thương trên da đầu, lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng, chảy mủ, viêm loét. 

Dù tình trạng này xuất hiện ở trẻ em hay người lớn đều gây khó chịu, đau đớn dẫn đến kém ăn, sụt cân và mất ngủ do ngứa ngáy. Tình trạng viêm da trên đầu nếu không điều trị sớm có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm.

viem-da-co-dia-o-dau-khien-da-dau-ngua-ngay-kho-chiu.webp

Viêm da cơ địa ở đầu khiến da đầu ngứa ngáy, khó chịu

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa trên đầu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da cơ địa ở đầu. Trong đó có một số yếu tố sẽ khiến bệnh viêm da cơ địa bùng phát và phát triển mạnh mẽ hơn. Cụ thể như sau:

  • Do yếu tố di truyền: Hơn 80% trường hợp cha mẹ mắc các vấn đề về da như viêm da cơ địa thì con cái của họ khi sinh ra cũng sẽ bị bệnh lý này. Nếu trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ bị bệnh thì nguy cơ di truyền cho con chiếm khoảng 60%.
  • Do yếu tố thay đổi nội tiết: Những thời điểm như mang thai, sinh con, tiền mãn kinh hay đang dùng thuốc đặc trị thường sẽ làm cơ thể thay đổi nội tiết tố bên trong. Đây cũng là một trong số những yếu tố thúc đẩy bệnh viêm da cơ địa trên đầu bùng phát.
  • Do yếu tố thời tiết: Điều kiện thời tiết thay đổi như nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh đều là yếu tố dẫn đến triệu chứng viêm da cơ địa ở đầu nặng thêm. Đặc biệt, thời tiết hanh khô sẽ khiến vi khuẩn, mầm bệnh có điều kiện phát triển và sinh sôi, khiến tình trạng viêm nhiễm trên da ngày càng nặng.
  • Do yếu tố dị ứng: Một số loại mỹ phẩm, xà phòng, thuốc nhuộm tóc,... chứa những hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến vùng da đầu. Những chất độc này khiến da đầu yếu đi và dễ dàng bị kích ứng, lâu ngày dẫn đến viêm nhiễm.
  • Do yếu tố cấu trúc làn da: Da đầu quá khô hay quá nhờn đều là một trong số những yếu tố thúc đẩy mầm bệnh viêm da cơ địa phát triển.
  • Hệ miễn dịch yếu: Hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn, dẫn đến tự miễn dịch, thay vì tấn công vào yếu tố lạ thì lại tấn công vào tế bào biểu da, gây viêm nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da cơ địa trên đầu

Những dấu hiệu viêm da cơ địa có thể bị nhầm lẫn với nấm hay gàu. Để biết chắc chắn, bạn có thể quan sát và nhận biết qua những triệu chứng nổi bật của viêm da cơ địa ở đầu như sau:

  • Chân tóc, gáy và sau vành tai có nhiều mảng da đỏ bất thường.
  • Tình trạng da đầu bong tróc, khô và bị ngứa.
  • Tóc bị rụng nhiều bất thường.
  • Da có dấu hiệu phồng rộp và nhờn dính.
  • Trường hợp nặng trên da đầu có vết loét, sưng tấy, nổi mẩn hay chảy dịch.

Nếu gặp những triệu chứng tổn thương trên da đầu như nhiễm trùng, loét da hay chảy dịch, bạn cần tìm ngay cách cải thiện để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.

>>> Xem thêm: Viêm da cơ địa - Nhận biết và hỗ trợ điều trị

Viêm da cơ địa ở đầu có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa ở da đầu nhìn chung có những triệu chứng ban đầu khá giống với bệnh da liễu thông thường. Đa số những trường hợp phát hiện ra đều đã ở giai đoạn mạn tính với những triệu chứng đáng lo ngại như viêm loét, có mủ và tình trạng viêm da bùng phát trên diện rộng.

Viêm da cơ địa có thể nói là bệnh da liễu khá nguy hiểm gây nhiều bất tiện cho người mắc, khiến họ luôn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Đặc biệt, những vết mẩn đỏ, mụn mủ xuất hiện ở phần gáy, trán hay vảy gàu rơi xuống sẽ khiến họ mất tự tin khi giao tiếp.

Nếu bệnh viêm da cơ địa ở đầu đã diễn biến đến giai đoạn nặng nhưng chưa được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh và da như sau:

  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức ở đầu, kém tập trung, giảm hiệu suất làm việc và học tập.
  • Vi khuẩn tấn công qua những vị trí da tổn thương và đi vào não, mạch máu gây viêm màng não, nhiễm trùng huyết.
  • Các triệu chứng viêm da dẫn đến tâm trạng khó chịu, tự ti, ảnh hưởng đến tâm trạng, giấc ngủ và giảm cảm giác thèm ăn.
  • Sau khi điều trị viêm da cơ địa giai đoạn mạn tính thường có nguy cơ để lại sẹo trên da đầu.

thuong-xuyen-kho-chiu-do-viem-da-co-dia-o-dau.webp

Thường xuyên khó chịu do viêm da cơ địa ở đầu 

Viêm da cơ địa ở đầu có lây không?

Các chuyên gia da liễu khẳng định, viêm da cơ địa khởi phát do cơ địa của người bệnh nên không có khả năng lây lan sang người khác. Điều này nghĩa là dù có tiếp xúc trực tiếp với chất dịch tiết hay dịch từ mụn nước trên da của người bị viêm da cơ địa ở đầu thì bạn cũng hoàn toàn không có nguy cơ mắc bệnh. 

Trong trường hợp không điều trị viêm da cơ địa ở đầu dứt điểm thì bệnh sẽ nặng hơn và lây lan từ vùng da này sang vùng da khác của người mắc.

Cách chữa viêm da cơ địa ở đầu hiệu quả

Tìm hiểu các cách chữa viêm da cơ địa trên da đầu và cân nhắc chọn phương pháp phù hợp với tình trạng của bản thân như sau:

Chữa viêm da cơ địa ở đầu bằng tây y

Phương pháp chữa viêm da cơ địa ở đầu bằng tây y có ưu điểm là giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Để sử dụng các loại thuốc tây y, người bệnh cần đến khám và được bác sĩ kê đơn để đảm bảo yếu tố an toàn khi điều trị. Một số loại thuốc tây y thường sử dụng trong quá trình chữa viêm da cơ địa cụ thể như:

  • Thuốc uống: Thuốc kháng sinh histamin, fluconazole có tác dụng giảm ngứa, chống nấm và giảm sự phát triển của mầm bệnh.
  • Thuốc bôi: Thuốc có chứa hàm lượng corticoid, tacrolimus, pimecrolimus có tác dụng cấp ẩm, chống viêm và chống dị ứng. Với viêm da cơ địa không ngứa trong giai đoạn đầu thường chưa cần thiết sử dụng loại thuốc này.
  • Thuốc rửa: Thông thường là nước muối sinh lý hoặc loại cồn sát trùng dạng nhẹ có tác dụng làm sạch vùng da bị viêm trên đầu.

phuong-phap-dieu-tri-giup-trieu-chung-cua-benh-viem-da-co-dia.webp

Phương pháp điều trị giúp triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa

Điều trị viêm da cơ địa ở đầu bằng đông y

Những bài thuốc đông y trị viêm da cơ địa được đánh giá cao bởi sự an toàn và có thể cải thiện triệu chứng bệnh. Những bài thuốc đông y thường dùng như:

  • Thuốc gội: Nguyên liệu thường sử dụng là trầu không, dâu tằm, ô liên rô có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm hiệu quả.
  • Thuốc uống: Nguyên liệu thường dùng là kim ngân, bồ công anh, hoàng cầm, tang bạch bì,… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
  • Thuốc bôi: Nguyên liệu thường dùng là củ nghệ, trúc diệp, trầu không,… giảm viêm da, giảm sưng tấy và ngứa ngáy trên da đầu.

Cách chữa viêm da cơ địa trên đầu bằng mẹo dân gian

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa bằng mẹo dân gian cần có sự kiên trì, sử dụng đều đặn để mang lại kết quả tốt nhất. Một số cách bạn có thể tham khảo như:

  • Chè xanh: Sử dụng lá trà xanh đun nước gội đầu giảm ngứa, tránh sưng viêm và kích ứng da.
  • Lá trầu không: Tinh chất eugenol trong lá trầu có tác dụng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng hiệu quả.
  • Tỏi: Nguyên liệu có tác dụng giảm độc tố dưới da, kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Sử dụng tỏi mật ong, tỏi đen với bia để uống hàng ngày giúp giảm tình trạng viêm da cơ địa.

KMK-ẢNH SEO-HƯỜNG-12.webp

Giải pháp giảm ngứa, kháng khuẩn trên da đầu hiệu quả

Cải thiện viêm da cơ địa ở đầu bằng thảo dược thiên nhiên an toàn

Ngoài những nguyên liệu thiên nhiên kể trên, bạn có thể lựa chọn sử dụng kết hợp các sản phẩm thảo dược để mang lại tác dụng điều trị viêm da cơ địa ở đầu một cách tốt nhất. Nổi bật trong số đó là sản phẩm chứa thành phần như sói rừng, thổ phục linh, hoàng bá - những nguyên liệu an toàn có tác dụng điều trị viêm da cơ địa và giảm những tổn thương trên da để lại sau điều trị.

Theo nghiên cứu năm 2017 tại Trung Quốc, sói rừng được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương, giảm lớp sừng, hỗ trợ cải thiện bệnh tự miễn. Khi kết hợp sói rừng cùng các loại thảo dược khác với liều lượng thích hợp với nhau có thể điều hòa miễn dịch, chống viêm và giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng kem bôi da chứa chitosan kết hợp với các thảo dược khác như: Phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi, MSM, dầu dừa,... có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da, tái tạo vùng da bị tổn thương, nhanh liền sẹo,...

Các phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở đầu bằng thảo dược thiên nhiên rất an toàn,cần sử dụng lâu dài, đều đặn để đạt hiệu quả bền vững. Ngoài ra, trong trường hợp viêm da cơ địa ở đầu giai đoạn nặng, bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và kết hợp thêm các thảo dược thiên nhiên để có kết quả điều trị tốt nhất.

Những lưu ý khi bị viêm da cơ địa ở đầu

Những vấn đề cần lưu ý trong và sau khi điều trị viêm da cơ địa ở đầu để tránh tái phát như sau:

  • Thường xuyên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chuyên dụng, tránh để da đầu bị khô.
  • Xác định các yếu tố gây bệnh và loại bỏ chúng, tránh trường hợp viêm da cơ địa tái lại.
  • Tránh để da đầu tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến bệnh như mồ hôi, bụi, chất tẩy rửa độc hại.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh các thực phẩm gây dị ứng.
  • Sử dụng dầu gội đầu chuyên dụng cho da nhạy cảm, cân nhắc các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên an toàn.

Trên đây là những chia sẻ tổng quan về bệnh lý viêm da cơ địa ở đầu. Hy vọng bài viết này sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về cách điều trị và phòng chống bệnh lý này.