Viêm da cơ địa là một căn bệnh không xa lạ với người Việt Nam, gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công tác. Bệnh rất dễ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến thận, suy giảm chức năng thận. Bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tín mạng nhưng khó  lành, thời gian điều trị kéo dài, hay tái phát. Viêm da cơ địa nằm trong số những bệnh chưa có cách điều trị triệt để.

Môi trường, di truyền, thức ăn và tâm lý

Viêm da cơ địa là bệnh tái phát mãn tính, gây ngứa. Thương tổn da là các sẩn lichen hóa. Người lớn và thanh thiếu niên thường thấy xuất hiện ở các vùng nếp gấp khuỷu, khoeo, cổ, trán vùng da quanh mắt, xung quanh mí mắt, chàm núm vú. Trẻ em thường có biểu hiện những mụn nước ở má. Khi trẻ biết bò, tổn thương hay xuất hiện ở đầu gối.

Bệnh gồm ba nguyên nhân chính là môi trường, di truyền và dị ứng thức ăn. Ôi nhiễm, bụi bặm, lông súc vật, len, lông vũ, v…v… đều có thể dẫn đến bệnh. Gene di truyền là một trong những nguyên nhân khá quan trọng. Một số thống kê cho thấy 60% người lớn bị viêm da cơ địa sẽ có con bị viêm da cơ địa. Nếu cả cha và mẹ đều bị viêm da cơ địa, xác suất con cũng mắc cơ địa chiếm 80%. Nếu cha hoặc mẹ bị viêm da cơ địa, khả năng con mắc chiếm 59%. Một số thức ăn như trứng, hạt dẻ, sữa bò, bột mì, cá đậu, thịt gà, v…v… cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng là một điều đáng lưu ý. Những người mắc bệnh nếu luôn căng thẳng, khó chịu, gặp nhiều trắc trở trong công việc, dẫn đến stress, bệnh càng nặng và khó chữa.

Biểu hiện đa dạng

Viêm da cơ địa có nhiều biểu hiện khác nhau. Các bác sỹ không tìm được hình ảnh lâm sàng riêng biệt hoặc xét nghiệm để chuẩn đoán. Chỉ có thể dựa vào một số tiêu chuẩn đưa ra tại “Hội nghị về Tiêu chuẩn Chẩn đoán Viêm da cơ địa” ở Anh để chẩn đoán như ngứa ngáy, trẻ nhỏ tổn thương chàm ở mặt, người lớn tổn thương lichen hóa ở nếp gấp, viêm da mãn tính hoặc tái phát mãn tính, có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị bệnh cơ địa (hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa).

Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn phụ như khô da, vảy cá, dày đường chỉ bàn tay, dày sừng nang long, IgE/ huyết thanh tăng, dễ nhiễm trùng da (đặc biệt tụ cầu vàng, HSV), viêm da bàn tay, bàn chân, chàm núm vú, viêm môi, viêm kết mạc tái phát, nếp Nennie-Morgan, giác mạc hình chop, đục giác mạc dưới mạng bọc trước, quầng thâm quanh mắt, mặt nhợt hoặ đỏ, vảy phấn Alba, ngứa khi ra mồ hôi, không chịu được len và chất hòa tan lipid, to quanh nang lông, dị ứng thức ăn, chứng da vẽ nổi trắng, tiến triển bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường.

Những người mắc bệnh luôn bị mặc cảm tâm lý, vì bệnh luôn gây khó chịu, ngứa ngáy và mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt cuộc sống, nhất là những người làm các công việc ngoại giao, môi trường tiếp xúc rộng. 

Cổ điển – Lâu và khó

Bệnh viêm da cơ địa đến nay vẫn được điều trị theo hai loại gồm thuốc tại chỗ và thuốc toàn thân. Thuốc điều trị tại chỗ chính là corticoid. Trẻ nhỏ dùng loại hoạt tính yếu như hydrocortisone 1–2,5%. Người lớn và thanh thiếu niên dùng hoạt tính vừa như triamciholone. 

Ngoài ra còn có các loại khác như dung dịch đắp Jarish, nước thuốc tím 1/5000 (dùng cho thương tổn cấp tính, tiết dịch), thuốc ẩm da (urea 10%, petrolatum, kem chứa > 50% lactic acid, v…v… đối với vùng da khô), thuốc bong vẩy dung cho tổn thương da dày (mỡ Goudron, Ichthyol, Salicyle), FK 506 (Tacrolimus) 0,03-0,3 (rất tốt đối với viêm da dị ứng loại nặng nhưng hay gây kích ứng da, dãn mạch), Ascoycin (có tác dụng tương tự FK 506 nhưng ít độc).

Viêm da dị ứng theo điều trị thuốc toàn thân dùng kháng histamine tổng hợp. Kháng sinh hay dùng là Penincilin bán tổng hợp, thế hệ một của Cephalosporin, Erythromycin, Quinolones, Minocyline (thời gian dùng 10 – 14 ngày), corticoide (nhưng loại này vì có nhiều tác dụng phụ nên chỉ dùng trong đợt bùng phát của bệnh mà nguyên nhân có thể biết rõ (ví dụ do dị nguyên tiếp xúc).

Ngoài ra còn một số loại thuốc khác như thuốc điều hòa miễn dịch Interferon gamma, thymopentin, gamma globulin, cyclosporine. Riêng loại này có tác dụng phụ và đắt chỉ nên dùng với những bệnh nhân nặng. Ngừng thuốc bệnh sẽ tái phát.

Phương pháp điều trị cổ điển khiến cho bệnh nhân khó chịu vì luôn phải bôi thuốc, khó khăn khi mặc quần áo. Có những loại thuốc khi bôi xong da đỏ rát. Điều quan trọng là người bệnh luôn phải gắn liền với thuốc. Ngừng thuốc, bệnh tái phát rất nhanh. Đặc biệt, chữa bệnh cổ điển gây thiếu thẩm mỹ, cản trở công việc sinh hoạt.

Hiện đại – Nhanh và dễ

Trên thế giới người ta đã sử dụng PUVA để điều trị các bệnh về da từ hơn 20 năm nay. PUVA là phương pháp sử dụng tia cực tím thông qua hai tác động chính có tác dụng cải thiện hiệu quả với bệnh vẩy nến. Không dừng ở đó, PUVA còn tỏ ra hữu hiệu với bệnh viêm da cơ địa và nhiều bệnh khác nữa. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu cơ chế làm việc của phương pháp không độc hại, không gây phản ứng phụ PUVA. 

Tia cực tím làm thay đổi kích thước của thymidine làm nghẽn quá trình nhân lên và sao chép của ADN. Vì thế, nó kháng lại quá trình tăng sinh tế bào của các bệnh lymphome da. Tia cực tím phổ hẹp (TLO1) thông qua tế bào miễn dịch (tế bào lymphoT) ức chế đặc hiệu các dị nguyên, thủ phạm gây ra các bệnh da dị ứng. Phương pháp này có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn phương pháp điều trị kinh điển.

Không phải bôi thuốc, duy trì hiệu quả lâu dài, từ 6 tháng đến 3 năm là lý do khiến ngành y trên thế giới vĩnh biệt phương pháp kinh điển để đến với phương pháp PUVA. Điều trị bệnh bằng phương pháp này, người bệnh cảm thấy thoải mái, tự tin vì không ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt. PUVA, thực tế cho thấy, mang lại tâm lý vui vẻ cho người bệnh, một trong những nhân tố quan trong góp phần vào quá trình sớm lành bệnh.

Hiện nay, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội áp dụng phương pháp PUVA điều trị bệnh về da nói chung, và bệnh vảy nến, bệnh viêm da dị ứng nói riêng. 

Phương pháp PUVA không chỉ có hiệu quả đối với bệnh viêm da cơ địa mà còn đem lại kết quả khả quan đối với các loại bệnh về da khác như vẩy nến Pelade (rụng tóc thành đám), lichen phẳng, bệnh chàm cơ địa, viêm da thần kinh, sẩn ngứa nội sinh và ngoại sinh, bạch biến, lymphomasT, v…v…