Viêm da cơ địa là tình trạng da mạn tính đặc trưng bởi các mảng khô, viêm và ngứa làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy làm cách nào để nhận biết bệnh và cách điều trị bệnh như thế nào? Tất tần tật các thông tin về viêm da cơ địa sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Viêm da cơ địa là gì? 

Viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm, khá phổ biến với tình trạng da ngứa ngáy, để lại các vết đỏ thường xuyên xuất hiện trên mặt, cánh tay và chân. 

Bệnh thường bắt đầu trước 5 tuổi và có thể kéo dài đến tuổi thành niên và thậm chí là tuổi trưởng thành. Viêm da cơ địa thường diễn biến theo chu kỳ. Hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ có đợt bùng phát bệnh với các triệu chứng trầm trọng hơn. Sau khi viêm da cơ địa được cải thiện, các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện hơn.

Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa  

Triệu chứng chính thường gặp của bệnh viêm da cơ địa đó là da khô, ngứa và thường chuyển thành phát ban đỏ khi bùng phát. Bên cạnh đó, bệnh cũng có khá nhiều các triệu chứng khác tùy thuộc vào độ tuổi của người mắc:

  • Da khô.
  • Thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt vào ban đêm.
  • Các mảng màu da tổn thương có màu đỏ đến nâu xám, thường xuất hiện trên bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, mí mắt, khuỷu tay, đầu gối, mặt và da đầu.
  • Những vết sưng nhỏ có thể chảy nước.
  • Da dày, nứt nẻ và đóng vảy.
  • Da thô, nhạy cảm và sưng tấy do gãi.

Trieu-chung-viem-da-co-dia.webp

Triệu chứng viêm da cơ địa

Nguyên nhân bệnh viêm da cơ địa 

Nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh viêm da cơ địa vẫn chưa được xác định rõ. Các chuyên gia đã nhận ra một số yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa và làm bùng phát bệnh thông qua quá trình điều trị:

  • Hệ thống miễn dịch rối loạn dẫn đến các phản ứng miễn dịch đi sai hướng, thay vì tấn công vào yếu tố lạ, hệ miễn dịch lại tấn công vào tế bào biểu  dẫn đến tình trạng viêm da và làm xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.
  • Những người bệnh có xu hướng bị khô da do hàng rào bảo vệ da bị thay đổi. Da dễ bị mất nước và yếu trước sự xâm nhập của các chất kích ứng da đến từ bên ngoài môi trường. Điều này khiến cho da phát triển mẩn đỏ và ngứa.
  • Môi trường lạnh và ô nhiễm tăng khả năng mắc bệnh.
  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người bị bệnh về da, dị ứng hay hen suyễn, khả năng mắc bệnh của những đứa trẻ sẽ cao hơn.
  • Các yếu tố tác động khác như: Tắm nước nóng lâu, cào cấu gây trầy xước da, mồ hôi, xà phòng, chất tẩy rửa, quần áo và tâm trạng căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân khiến viêm da cơ địa bùng phát.​​​​​​​

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa là một bệnh về da tuy không nguy hiểm đến tính mạng  song nó đem lại những hệ lụy cả về thể chất lẫn tâm lý cho người mắc.

Khi mắc viêm da cơ địa, da sẽ khô và có thể bị nứt nẻ, đây là cơ hội tốt cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể dẫn đến nhiễm trùng da. Các dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gồm:

  • Chất lỏng chảy ra từ vùng da bị tổn thương.
  • Một lớp màng màu vàng bọc trên bề mặt da.
  • Các đốm nhỏ màu trắng vàng xuất hiện.
  • Da sưng và đau đớn.

Các triệu chứng của bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn do cơ thể không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường. Hãy báo ngay cho các chuyên gia để điều trị kịp thời khi tình trạng bệnh chuyển biến xấu.

Ngoài vi khuẩn, da cũng có thể bị nhiễm trùng do các virus xâm nhập như virus herpes simplex gây mụn rộp. Điều này có thể tiến triển thành tình trạng nghiêm trọng hơn đó là bệnh eczema herpeticum với các triệu chứng sau:

  • Các vùng da bị bệnh đau đớn.
  • Mụn nước chứa dịch lỏng bị vỡ ra và để lại các vết loét trên da.
  • Cảm thấy nóng, rùng mình và thường thấy mệt mỏi.

Bên cạnh đó, viêm da cơ địa còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh, cảm giác thiếu tự tin khi giao tiếp, thiếu sự tập trung.

Viêm da cơ địa có chữa được không?

Chưa có cách điều trị hoàn toàn cho người mắc viêm da cơ địa.

Viêm da cơ địa dùng thuốc gì? 

Các thuốc thường được các chuyên gia sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa có thể kể đến đó là:

  • Kem kiểm soát ngứa và giúp hồi phục da: Các chuyên gia sẽ kê cho bạn kem hoặc thuốc mỡ corticosteroids như hydrocortisone, betamethasone valerate, clobetasone butyrate, betamethasone valerate,...). Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc bởi chúng có tác dụng phụ như chất ức chế calcineurin (tacrolimus (protopic) và pimecrolimus (elidel)) có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
  • Thuốc kháng histamin như cetirizine, diphenhydramine, chlorpheniramine,... giúp giảm ngứa và một số thuốc có thêm thành phần an thần hỗ trợ giấc ngủ. 
  • Thuốc chống nhiễm trùng: Một số kháng sinh được sử dụng khi da bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vết loét và vết nứt.
  • Thuốc uống để kiểm soát tình trạng viêm: Trong một số trường hợp viêm da cơ địa nghiêm trọng, chuyên gia sẽ cho người bệnh sử dụng corticosteroids đường uống như prednisone. Loại thuốc này đem lại hiệu quả cao nhưng đồng thời cũng có thể xuất hiện tác dụng không mong muốn nghiêm trọng nếu sử dụng lâu dài.
  • Thuốc sinh học như dupilumab (dupixent) là một kháng thể đơn dòng được dùng cho người bệnh nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc, liệu pháp ánh sáng là sự lựa chọn khác. Cách  đơn giản nhất của liệu pháp này đó là sử dụng ánh sáng mặt trời tự nhiên có kiểm soát. Các hình thức khác đó là sử dụng tia cực tím nhân tạo UVA và UVB kết hợp với dùng thuốc. Tuy vậy, khi tiến hành điều trị bằng ánh sáng trong thời gian dài có thể gây lão hóa sớm, tăng nguy cơ ung thư da, do đó chỉ nên sử dụng khi có sự theo dõi và hướng dẫn của các

chuyên gia hay nhân viên y tế.

Một phương pháp điều trị hiệu quả khác và chuyên sâu hơn cho người bệnh viêm da dị ứng đó là quấn vùng da bị bệnh bằng corticosteroid tại chỗ và băng ướt. Liệu pháp này được thực hiện tại các trung tâm y tế hoặc người bệnh có thể được hướng dẫn để thực hiện tại nhà.

Viem-da-co-dia-boi-thuoc-de-cai-thien.webp

Viêm da cơ địa bôi thuốc để cải thiện

Trị viêm da cơ địa tại nhà

Cũng như các thuốc điều trị đã được nêu ở trên, phương pháp chăm sóc da tại nhà cũng giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Cụ thể:

  • Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa hương liệu và các chất có thể gây kích ứng da.
  • Cắt móng tay thường xuyên, hạn chế gãi làm xước các vùng da bệnh.
  • Cố gắng xác định và tránh các tác nhân làm bệnh trở nên trầm trọng hơn như mồ hôi, căng thẳng, béo phì, bụi,... Một số loại đồ ăn cũng có thể làm bùng phát bệnh, hãy hỏi thêm các chuyên gia để tránh sử dụng các loại đồ ăn này.
  • Dưỡng ẩm cho da và tắm rửa hàng ngày. Người bệnh nên thoa kem dưỡng ẩm hay chất làm mềm da ngay sau khi tắm giúp tạo ra một lớp màng bảo vệ trên da và giữ độ ẩm cho da.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Không khí trong nhà khô nóng có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn. Hãy bổ sung độ ẩm cho ngôi nhà của mình bằng máy tạo độ ẩm.
  • Mặc quần áo thoáng mát: Giảm kích ứng da do mặc quần áo thô ráp, bó sát. Đặc biệt, khi mồ hôi ra nhiều do hoạt động vào mùa hè, người bệnh cần lựa chọn quần áo có khả năng thấm mồ hôi.
  • Giảm căng thẳng và lo lắng: Có khá nhiều cách để giảm căng thẳng cho cuộc sống hàng ngày như đọc sách, nghe nhạc, nghỉ ngơi, nói chuyện với bạn bè,... Hãy làm điều gì đó để tâm trạng của bạn luôn thoải mái, điều này sẽ rất giúp ích cho quá trình trị liệu.

​​​​​​​​​​​​​​>>> Xem thêm: 13 cách trị viêm da cơ địa tại nhà an toàn, hiệu quả cho bạn

Viêm da cơ địa có lây không? 

Viêm da cơ địa có lây không là một câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc. Một số người cho rằng việc người lành chạm tay vào các vùng da bị bệnh có thể làm lây bệnh và có thái độ xa lánh, kỳ thị với những người bệnh, đặc biệt là người bị viêm da cơ địa toàn thân. Đây là một cách hiểu hoàn toàn sai. Bệnh hoàn toàn không có khả năng lây từ người này sang người khác kể cả khi có tiếp xúc gần.

Viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên ăn gì? 

Nhiều tác nhân có thể gây nên triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa bao gồm những thực phẩm ăn hàng ngày. Không có một chế độ ăn kiêng nào có thể giúp loại bỏ bệnh viêm da cơ địa. Xong một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp cho bạn có một cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ điều trị bệnh.

Viêm da cơ địa không nên ăn gì? 

Một số thực phẩm mà người bệnh viêm da cơ địa nên tránh cho vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình như:

  • Thực phẩm giàu chất béo, dầu mỡ như đồ chiên rán, bánh ngọt, thức ăn nhanh.
  • Đồ uống chứa cồn, các chất kích thích.
  • Kiêng các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò.
  • Các sản phẩm từ sữa, bơ.
  • Không nên ăn trứng, đậu phụ, đậu nành.
  • Tránh ăn hải sản như tôm, cua, ghẹ, mực.

Viem-da-co-dia-khong-nen-an-gi.webp

Viêm da cơ địa không nên ăn gì?

Viêm da cơ địa nên ăn gì?

Người bệnh nên xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý trong quá trình điều trị, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia khi cần thiết. Cụ thể, người bệnh cần tăng cường các thực phẩm sau trong bữa ăn của mình:

  • Thực phẩm giàu vitamin như rau xanh, hoa quả tươi chứa nhiều vitamin như cà rốt, đu đủ, cà chua, dưa hấu, bắp cải, cải xoăn,...
  • Thực phẩm có tính chống viêm như dầu cá, dầu thực vật tăng cường omega 3.
  • Ngũ cốc chứa nhiều protein, chất xơ và chất béo lành mạnh như lúa mạch, yến mạch,...
  • Uống nhiều nước hơn.
  • Thực phẩm giàu probiotic như pho mát.

Sử dụng thảo dược cải thiện viêm da cơ địa

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm có chứa sói rừng, cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,... Sói rừng đã được chứng minh bởi các nghiên cứu đến từ đại học Thẩm Dương, Trung Quốc năm 2009 là có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bạch thược có tác dụng tiêu viêm, giảm đau và làm mát giúp giảm ngứa ngáy khó chịu. Hoàng bá chứa hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch. Cao nhàu hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc. Chiết xuất nhũ hương giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng hiệu quả. Với sự kết hợp của các thành phần dược liệu này, sản phẩm đã đem lại hiệu quả tuyệt vời giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, rất đáng được tin dùng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm da cơ địa. Hy vọng bài viết này sẽ thực sự hữu ích cho bạn. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy để lại cách thức liên hệ của bạn để chúng tôi có thể giải đáp thêm.

Link tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273

https://www.nhs.uk/conditions/atopic-eczema/

https://www.healthline.com/health/atopic-dermatitis/what-is-atopic-dermatitis