Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn rất nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng người mắc. Trong các loại thuốc điều trị lupus ban đỏ, nhóm thuốc kháng viêm không steroid được nhiều người sử dụng hơn cả. Vậy, ưu, nhược điểm của nhóm thuốc này khi điều trị lupus ban đỏ là gì?

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) là gì?

NSAID là nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid. Nhóm thuốc này thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp. Nhóm thuốc NSAIDs có công dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm nên được dùng trong điều trị lupus ban đỏ hiệu quả.

Các loại thuốc trong nhóm này bao gồm:

- Celecoxib

- Diflunisal

- Etodolac

- Ibuprofen

- Indomethacin

- Meloxicam

- Midrin

- Nabumetrone

- Naproxen

- Oxaprozin

- Piroxicam

- Salsalate

- Sulindac

- Tolmetin

- Trilisate

- Ketoprofen

Ưu, nhược điểm của thuốc kháng viêm không steroid khi điều trị lupus ban đỏ

Thuốc kháng viêm không steroid giúp điều trị lupus ban đỏ với ưu, nhược điểm như sau:

Điều trị lupus ban đỏ.jpg

Dùng thuốc NSAID điều trị lupus ban đỏ

Tác dụng điều trị lupus ban đỏ của NSAID

NSAID giúp làm giảm một số triệu chứng của bệnh lupus bằng cách giảm viêm, giảm sự cứng khớp, sự khó chịu ở cơ, khớp và các mô khác. NSAIDs nhẹ hơn nhiều loại thuốc điều trị lupus khác và có thể dùng một mình để chữa bệnh trong các đợt bùng phát nhẹ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác. NSAID có trong cả hai loại thuốc theo toa và không kê toa nhưng bạn nên trao đổi với các chuyên gia y tế trước khi dùng bất kỳ loại thuốc tự mua nào.

Tác dụng phụ của NSAID

NSAID có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Những tác dụng phụ này có thể tương tự như triệu chứng nghiêm trọng của bệnh lupus, vì vậy, điều quan trọng là phải thông báo cho chuyên gia của bạn nếu chúng xảy ra. Hầu hết các tác dụng phụ sẽ biến mất sau khi ngừng thuốc. Một số tác dụng phụ sẽ được phát hiện rõ ràng từ xét nghiệm máu, vì vậy, hãy làm xét nghiệm máu sau mỗi 3 - 4 tháng, bao gồm xét nghiệm chức năng gan và thận của bạn.

Tác dụng phụ tiềm ẩn của NSAID bao gồm:

- Bụng khó chịu

- Đau đầu

- Dễ bầm tím

- Huyết áp cao

- Sưng, phù nề

- Đau, loét dạ dày, đầy hơi

- Viêm dạ dày gây ra chảy máu bên trong hoặc bạn có thể nhìn thấy. Sự mất máu này có thể dẫn đến thiếu máu.

- Tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

- Ảnh hưởng đến tiểu cầu - tế bào giúp máu đông bình thường: Hầu hết các NSAID đều có tác dụng lên tiểu cầu. Khi chức năng tiểu cầu giảm đi, máu của bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để đông lại. Mặc dù hiệu ứng này có thể gây hại cho một số người, nhưng nó cũng có thể mang lại lợi ích cho người khác. Trên thực tế, aspirin thường được kê đơn để giảm nguy cơ đông máu ở những người có kháng thể kháng phospholipid. Tuy nhiên, hãy trao đổi với chuyên gia y tế trước khi dùng bất kỳ NSAID nào nếu bạn đang sử dụng aspirin liều thấp, vì một số NSAID như ibuprofen có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc điều trị.

Nếu bạn đã có vấn đề về huyết áp hoặc thận, NSAID có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, gây phù nề hoặc cao huyết áp. Nếu bị viêm thận lupus, bạn và chuyên gia nên giám sát chặt chẽ việc sử dụng NSAID để giảm nguy cơ gây tổn hại cho thận.

Thỉnh thoảng, người bị lupus có thể bị viêm gan nhẹ. Thuốc cũng làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở những người mắc bệnh suyễn hoặc bệnh viêm ruột. Đau đầu dữ dội kèm theo cứng cổ có thể xảy ra ở những người bị lupus khi dùng ibuprofen.

Phát ban da có thể xảy ra ở dạng phát ban nhẹ hoặc nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Đôi khi, những phát ban này có thể giống triệu chứng bệnh lupus, vì vậy, bạn nên nói chuyện với chuyên gia nếu gặp những triệu chứng này. Phản ứng này phổ biến hơn khi dùng piroxicam.