Viêm da cơ địa là  bệnh mạn tính, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người bệnh  sử dụng các thuốc bôi ngoài da với mục đích giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh như ngứa ngáy, khó chịu và ngăn ngừa tái phát. Vậy có những thuốc bôi viêm da cơ địa nào đem lại hiệu quả tốt nhất, cùng tìm hiểu nhé!

Thuốc bôi viêm da cơ địa 

Cho đến nay vẫn chưa phương pháp giúp điều trị bệnh viêm da cơ địa hoàn toàn. Các biện pháp can thiệp chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh và cải thiện chất lượng sống của người mắc, giúp giảm bớt ngứa ngáy, khó chịu và dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, ở mỗi người bệnh lại có mức độ đáp ứng với trị liệu khác nhau. Việc tìm ra phương pháp điều trị thích hợp là rất quan trọng, các chuyên gia thường sử dụng một số loại thuốc bôi như corticosteroids, thuốc ức chế calcineurin tại chỗ,... Cụ thể:

Corticosteroids  

Corticosteroids còn được gọi là steroid, một loại thuốc bôi trị viêm da cơ địa được lựa chọn hàng đầu. Loại thuốc này có tác dụng giảm ngứa, mẩn đỏ và tùy thuộc vào cách sử dụng có thể hạn chế và cải thiện tình trạng da khô. Có khá nhiều dạng bào chế steroid tại chỗ như thuốc mỡ, kem, nước thơm, gel, dầu hay dạng xịt. Corticosteroids được phân chia thành 7 nhóm theo cường độ từ nhẹ nhất đến siêu mạnh:

  • Nhóm 1 (siêu mạnh): Clobetasol propionate 0.05%, halobetasol propionate 0.05%, fluocinonide 0.1%.
  • Nhóm 2 (mạnh): Diflorasone diacetate 0.05%, halobetasol propionate 0.05%, fluocinonide 0.01%, desoximetasone 0.25%.
  • Nhóm 3 (trung bình trên): Fluocinonide 0.05%, desoximetasone 0.05%.
  • Nhóm 4 (trung bình): Clocortolone pivalate 0.1%, mometasone furoate 0.1%, triamcinolone acetonide 0,1%, betamethasone valerate 0.1%, desoximetasone 0.05%.
  • Nhóm 5 (trung bình thấp): Fluticasone propionate 0.05%, prednicarvate 0.1%, hydrocortisone butyrate 0.1%, hydrocortisone probutate 0.1%, triamcinolone acetonide 0.1%, fluocinolone acetonide 0.025%.
  • Nhóm 6 (nhẹ): Alclometasone dipropionate 0.05%, desonide 0.05%, triamcinolone acetonide 0.025%, fluocinolone acetonide 0.01%.
  • Nhóm 7 (ít mạnh nhất): Nutracort (kem dưỡng da) và synacort (kem).

Lưu ý rằng các loại steroid kể trên không được sử dụng liên tục trong một thời gian dài, chúng cần được sử dụng ngắt quãng và phối hợp với các kem dưỡng ẩm. Dùng kéo dài sẽ khiến cho da bị mỏng, xuất hiện các vết rạn và phát triển các tĩnh mạch hình mạng nhện. Hãy tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia để tránh các tác dụng không mong muốn này.

Thuoc-boi-steroid-cho-viem-da-co-dia.webp

Thuốc bôi steroid cho viêm da cơ địa

Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ

Thuốc ức chế calcineurin là nhóm thuốc chống viêm không steroid tại chỗ, sau khi được hấp thụ qua da thuốc có tác dụng ngăn chặn hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động quá mức. Thuốc thường được kê đơn khi người bệnh không đáp ứng hay điều trị không đạt hiệu quả bằng steroid hoặc vùng da bị bệnh ở gần mí mắt. 

Hai loại thuốc ức chế calcineurin tại chỗ được cục quản lý FDA chấp thuận là protopic (tacrolimus) và elidel (pimecrolimus). Loại thuốc này không có nhiều tác dụng phụ như steroid, nhưng nó có thể đem đến cảm giác nóng và châm chích nhẹ khi bôi lần đầu.

Các loại thuốc bôi viêm da cơ địa khác

Ngoài các thuốc bôi ngoài da trị viêm da cơ địa đã được liệt kê trên, các chuyên gia còn sử dụng một số loại thuốc sau cho người bệnh viêm da cơ địa:

  • Vào năm 2016, FDA đã phê duyệt một loại thuốc bôi khác cho bệnh viêm da cơ địa: Eucrisa (llionsaborole) thuộc nhóm ức chế PDE4. Bằng cách ức chế enzym phosphodiesterase 4 tham gia vào quá trình viêm của cơ thể, thuốc hiệu quả trong điều trị bệnh viêm da cơ địa. Tác dụng phụ thường thấy nhất của loại thuốc này đó là gây đau, bỏng và châm chích tại chỗ bôi thuốc.
  • Kem dưỡng ẩm là biện pháp đơn giản nhất cho điều trị viêm da cơ địa, bao gồm kem dưỡng da, kem bôi và thuốc mỡ. Trong đó, kem dưỡng da là loại có khả năng dưỡng ẩm nhẹ nhất bao gồm hỗn hợp dầu và nước giúp tán đều trên da. Tuy nhiên, nước trong kem dưỡng da sẽ bay hơi nhanh có thể gây bất lợi cho da và không phải là lựa chọn tốt nhất. Một số kem dưỡng ẩm: Cetaphil moisturizing, nutraplus lipolotion U10 10% urea, uriage xemose cerat,...
  • Kem bôi viêm da cơ địa (synalar, aristocort A, synacort,...) là hỗn hợp bán rắn của nước và dầu và dưỡng ẩm tốt hơn kem dưỡng da do khả năng ngậm nước tốt hơn, người bệnh có thể sử dụng hàng ngày để cải thiện tình trạng da khô lâu ngày.
  • Thuốc mỡ là dạng mỡ bán rắn với hàm lượng dầu rất cao và nước chiếm một lượng ít hơn so với kem dưỡng và kem. Bởi nhiều dầu, do đó thuốc mỡ gây nhờn dính trên da do vậy nên thoa chúng trước khi đi ngủ. Thuốc mỡ ít thành phần vì vậy là lựa chọn tốt cho làn da nhạy cảm. Các loại thuốc mỡ thường được dùng bôi viêm da cơ đại: Kenalog, cortaid, locoid,...

Kem-duong-am-cho-viem-da-co-dia.webp

Kem dưỡng ẩm cho viêm da cơ địa

Chăm sóc cho người viêm da cơ địa

Ngoài các thuốc chữa viêm da cơ địa được đề cập ở trên, chăm sóc da đúng cách cũng góp phần làm giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa viêm da cơ địa tái phát. Dưới đây là một số lưu ý để cải thiện bệnh:

  • Cố gắng giảm trầy xước cho da: Viêm da cơ địa thường gây ngứa khiến người mắc khó chịu và dùng tay để gãi. Tuy nhiên, việc cào gãi liên tục sẽ làm cho da bị tổn thương, vùng da bị bệnh lan ra, các vùng da sần sùi xuất hiện, da bị chảy máu và là cơ hội cho viêm nhiễm phát triển. Chính vì vậy, hãy hạn chế gãi thay vào đó bạn có thể dùng ngón tay của mình để xoa nhẹ lên vùng da bị ngứa, nên lưu ý cắt móng tay ngắn để giảm thiểu tổn thương khi vô ý gãi.
  • Tránh các yếu tố kích thích: Một số loại vải có thể làm da kích ứng hãy lựa chọn vải phù hợp, mềm và mịn để tránh tổn thương da. Giữ nhà cửa thoáng mát và tránh sử dụng các loại xà phòng có hương thơm, chất tẩy rửa.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Một số thực phẩm người bệnh viêm da cơ địa nên hạn chế trong bữa ăn như trứng, sữa bò, các loại hải sản, rượu bia,... và tích cực sử dụng các loại rau xanh và củ quả có tác dụng chống viêm, giàu vitamin,...
  • Giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng quá mức: Tập thể dục, nghe nhạc, ngồi thiền,... là cách hữu hiệu để loại bỏ căng thẳng.
  • Dưỡng ẩm da thường xuyên, đặc biệt là vào ngày mùa đông khô hanh. 

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm có chứa sói rừng, cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,... Theo nghiên cứu của đại học Thẩm Dương, Trung Quốc đã cho thấy rằng sói rừng có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn các phản ứng tự miễn. Hoàng bá chứa hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch. Cao nhàu hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc. Chiết xuất nhũ hương giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng hiệu quả. Bạch thược có tác dụng tiêu viêm, giảm đau và làm mát giúp giảm ngứa ngáy khó chịu. Như vậy khi kết hợp các loại dược liệu này, sản phẩm đã đem lại hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh viêm da dị ứng.

Thanh-phan-soi-rung-giup-dieu-hoa-mien-dich-cai-thien-benh-tu-mien.webp

Thành phần sói rừng giúp điều hòa miễn dịch, cải thiện bệnh tự miễn

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc bôi viêm da cơ địa. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều trị bệnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại cách thức liên hệ của bạn để chúng tôi giải đáp thêm cho bạn.

>>> Xem thêm: 13 cách trị viêm da cơ địa tại nhà an toàn, hiệu quả cho bạn

Link tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273

https://www.nhs.uk/conditions/atopic-eczema/

https://www.healthline.com/health/atopic-dermatitis/what-is-atopic-dermatitis

https://www.everydayhealth.com/eczema/atopic-dermatitis-medications-main-types-know/

https://www.healthline.com/health/atopic-dermatitis/treatment-options#Phototherapy