Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người mắc nếu không được điều trị sớm. Nhiều người thắc mắc, bị lupus ban đỏ kiêng ăn gì và nên ăn gì để cải thiện bệnh hiệu quả, an toàn? Hãy tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên trong bài viết sau đây.

Lupus ban đỏ là bệnh gì?

Lupus là một bệnh tự miễn mạn tính, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công các mô và cơ quan khỏe mạnh của chính cơ thể. Tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể, lupus có thể gây ra mức độ viêm dai dẳng cao và ảnh hưởng tiêu cực đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Bệnh nhân lupus thường bị tổn thương mô ảnh hưởng đến tim, khớp, não, thận, phổi và tuyến nội tiết (như tuyến thượng thận và tuyến giáp). Mặc dù hiện nay chưa hoàn toàn biết nguyên nhân tại sao điều này xảy ra, nhưng các yếu tố rủi ro được cho là bao gồm:

- Nhạy cảm di truyền, có tiền sử gia đình mắc bệnh lupus hoặc các triệu chứng bệnh tự miễn khác;

- Là phụ nữ (90% bệnh nhân lupus là phụ nữ);

- Ở độ tuổi từ 15 – 45: Phụ nữ trong độ tuổi này có khả năng mắc bệnh lupus cao nhất;

- Là người Mỹ gốc Phi, gốc Á hoặc người Mỹ bản địa: Những dân tộc này phát triển bệnh lupus gấp 2 - 3 lần so với người da trắng;

- Ăn một chế độ ăn uống nghèo nàn và thiếu hụt chất dinh dưỡng;

- Hội chứng rò rỉ ruột;

- Dị ứng thực phẩm và nhạy cảm;

- Phơi nhiễm độc tính.

Các triệu chứng của bệnh lupus thường bao gồm mệt mỏi, đau đầu, đau khớp, khó ngủ, những vấn đề về tiêu hóa và phát ban da. Thật không may, lupus khó chẩn đoán và kiểm soát nên bệnh nhân thường bị các triệu chứng cảm xúc thứ phát liên quan đến căng thẳng, chẳng hạn như lo lắng, trầm cảm, mất trí nhớ và mất ngủ.

Người bị lupus ban đỏ kiêng ăn gì?

Người bị lupus ban đỏ cần kiêng các thực phẩm sau:

Chất béo trans/Chất béo hydro hóa

Chúng được sử dụng trong các sản phẩm đóng gói/chế biến và thường để chiên thức ăn. Hãy nấu ăn ở nhà nhiều hơn và tránh thức ăn nhanh, thịt chế biến và kẹo hoặc pho mát đóng gói để giúp giảm triệu chứng lupus ban đỏ.

Dầu thực vật tinh chế

Dầu thực vật tinh chế được sử dụng trong hầu hết các thực phẩm chế biến, đóng hộp. Hãy kiểm tra nhãn thành phần và cố gắng tránh các loại dầu cải, nghệ tây, hướng dương và dầu đậu nành – đây là những loại dầu có nhiều axit béo omega-6 gây viêm.

Sản phẩm sữa tiệt trùng

Các sản phẩm sữa thông thường được đồng nhất hóa và thanh trùng để cải thiện hương vị và giảm vi khuẩn tự nhiên, nhưng điều này cũng làm giảm các enzyme quan trọng. Đây là lý do tại sao các sản phẩm sữa thông thường là chất gây dị ứng phổ biến.

Carbohydrate tinh chế và các sản phẩm ngũ cốc/Gluten chế biến

Đây là những chất có thể góp phần vào tiêu hóa kém, tăng cân, viêm và các triệu chứng khác. Hầu hết chúng chứa gluten, một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và hầu hết các sản phẩm tinh bột. Nhạy cảm hoặc không dung nạp gluten là tình trạng phổ biến ở những người bị rối loạn tự miễn dịch vì gluten có thể làm tăng hội chứng rò rỉ ruột và gây ra các triệu chứng lupus bùng phát.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Tiêu thụ nhiều đường có thể gây buồn rầu và viêm. Do đó, hãy giảm các loại thực phẩm đóng gói, bánh mì, gia vị, thực phẩm từ sữa, đồ hộp, ngũ cốc,… để giảm triệu chứng lupus ban đỏ.

Thực phẩm giàu natri

Vì lupus có thể gây hại cho thận, nên tốt nhất, bạn hãy cố gắng giữ mức natri phù hợp để ngăn chặn tình trạng giữ nước và mất cân bằng điện giải. Nồng độ natri cao nhất trong các loại thực phẩm như gia vị, thịt chế biến, súp đóng hộp và thực phẩm chiên rán.

Rượu và caffeine

Những đồ uống này có thể làm tăng sự lo lắng, làm nặng thêm tình trạng viêm, tổn thương gan, tăng tình trạng đau, gây mất nước và các vấn đề liên quan đến giấc ngủ.

Một số cây họ đậu

Hạt và mầm cỏ linh lăng, đậu xanh, đậu phộng, đậu nành và đậu Hà Lan có chứa một chất đã được chứng minh là gây ra sự bùng phát lupus ở một số bệnh nhân. Phản ứng tiêu cực gây ra bởi những thực phẩm này có thể bao gồm kháng thể kháng nhân trong máu, đau cơ, mệt mỏi, chức năng hệ thống miễn dịch bất thường và tác động xấu đến thận. Những triệu chứng này được cho là do axit amin L-canavanine gây ra.

Người bị lupus ban đỏ nên ăn gì?

Bên cạnh việc hạn chế ăn các thực phẩm trên, người bị lupus nên tăng cường tiêu thụ:

Các loại rau

Rau sống thúc đẩy môi trường kiềm trong cơ thể có thể giúp giảm mức độ viêm. Chúng cũng cung cấp chất chống oxy hóa, prebiotic, chất xơ, nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Dù ăn sống hay nấu chín, một số lựa chọn tốt nhất bao gồm: Rau xanh, tỏi, hành tây, măng tây, atisô, ớt chuông, củ cải đường, nấm và bơ. Những chất này giúp cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin C, selen, magie và kali bạn cần.

Hoa quả tươi

Trái cây chưa qua chế biến có nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin C và vitamin E. Các loại quả mọng, lựu và anh đào đặc biệt có lợi do mức độ chống oxy hóa cao.

AE-2909-18.jpg

Người bị lupus nên ăn nhiều hoa quả

Hải sản hoang dã

Nhiều loại hải sản hoang dã cung cấp chất béo omega-3 giúp giảm mức độ viêm. Các lựa chọn tốt nhất là cá hồi, cá mòi, cá thu, cá bơn và cá cơm. Hãy tiêu thụ những thực phẩm omega-3 này 2 - 3 lần/tuần.

Thực phẩm probiotic

Probiotic là loại vi khuẩn tốt và giúp chúng ta khỏe mạnh. Một số thực phẩm có chứa men vi sinh tự nhiên là sữa chua, dưa cải bắp hoặc kim chi.

Nước dùng xương

Nước dùng xương chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi như collagen, glutathione và khoáng chất vi lượng. Nó có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh tự miễn và viêm có liên quan đến lupus, bao gồm khó tiêu và đau khớp.

Các loại thảo mộc, gia vị và trà

Củ nghệ, gừng, húng quế, húng tây,… và trà xanh đều có lợi. Một số loại thực phẩm cũng có thể giúp giảm kích ứng và khô da - hai triệu chứng rất phổ biến liên quan đến lupus. Thực phẩm giúp giữ ẩm cho da từ trong ra ngoài và ngăn ngừa tổn thương gốc tự do hoặc phát ban dị ứng bao gồm: Quả bơ; Các loại như hạt chia, hạt lanh, quả óc chó và hạnh nhân; Dầu dừa và dầu ô liu; Cá hoang dã; Sữa tươi; Quả mọng, dưa chuột. Bên cạnh đó, nên uống nhiều nước, trà thảo dược và trà xanh.