Vảy phấn trắng là bệnh da liễu khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em và thanh niên. Cho đến nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Vậy vảy phấn trắng có những biểu hiện như thế nào, điều trị ra sao để đạt hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh vảy phấn trắng, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bệnh vảy phấn trắng là gì?
Bệnh vảy phấn trắng là tình trạng da xuất hiện các mảng đổi màu. Bệnh không gây hại cho sức khỏe của người mắc, thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 3 - 16.
Các thay đổi màu sắc da có thể được phát hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể và nhiều khi tự biến mất. Tuy nhiên, vảy phấn trắng nếu không điều trị có thể gây ngứa ngáy, những mảng da loang khác màu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Dấu hiệu của bệnh vảy phấn trắng
Vảy phấn trắng gây ra các mảng màu nhạt hơn da thường. Chúng thường được tìm thấy trên má hoặc cổ, lưng và cánh tay. Chuyên gia cho biết, sự nhạt màu của các vùng da này là do giảm sắc tố (hắc tố) so với vùng da bình thường. Các triệu chứng bao gồm:
- Các đốm màu hồng hoặc đỏ nhạt đến sáng hơn da thường.
- Mảng da bị bệnh hình tròn, hình bầu dục hoặc hình dạng bất thường khác.
- Đường kính khoảng 0,5 - 5cm.
- Các đường viền không xác định mờ dần và hòa trộn vào màu da bình thường.
- Các mảng da bệnh bong tróc và ngứa.
Vảy phấn trắng alba thường hết trong vài tháng nhưng cũng có thể tồn tại đến vài năm. Chúng dễ nhận thấy hơn vào những ngày hè, khi vùng da xung quanh bị đen đi do nắng hoặc ở người có làn da sậm màu.
Các mảng da nhạt màu - biểu hiện của bệnh vảy phấn trắng
Nguyên nhân mắc bệnh vảy phấn trắng
Nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy phấn trắng chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nó thường được coi là một dạng viêm da dị ứng nhẹ.
- Hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, cơ thể nhạy cảm với các chất kích thích có thể là một nguyên nhân. Khả năng bảo vệ của da suy giảm ở người mắc vảy phấn trắng. Thông thường, hệ miễn dịch sẽ không loại trừ các protein bình thường mà chỉ tấn công vi khuẩn, virus. Khi chức năng miễn dịch suy yếu, các cơ quan trong cơ thể sẽ bị tấn công, bao gồm cả các tế bào biểu bì da, dẫn đến viêm nhiễm trên da.
- Người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài thường dễ mắc bệnh hơn.
- Do yếu tố di truyền: Gia đình có trên 2 người bị bệnh thì nguy cơ mắc cao hơn những người khác.
- Người mắc bệnh viêm mũi dị ứng, chàm, hen suyễn thường dễ mắc vảy phấn trắng.
- Sử dụng xà bông, sữa tắm chứa nhiều chất kích ứng da.
- Mặc quần áo ẩm ướt, chất lượng kém hoặc quá chật, gây cọ xát.
- Do hóa chất độc hại tiếp xúc với da.
- Cơ thể mệt mỏi, stress, tâm lý không ổn định.
- Thời tiết nóng ẩm, gió nhiều.
Chẩn đoán bệnh vảy phấn trắng
Thông thường, chuyên gia có thể chẩn đoán vảy phấn trắng qua việc thăm khám các mảng da bị bệnh. Tuy nhiên, vảy phấn trắng thường dễ bị nhầm lẫn với nấm da, việc thực hiện các thử nghiệm sẽ cho chẩn đoán chính xác hơn:
- Kiểm tra bằng đèn chiếu tia cực tím (UV) để làm nổi rõ sự khác biệt về màu da.
- Sử dụng kali hydroxit (KOH): Lấy một số tế bào da, trộn với kali hydroxit, kiểm tra dưới kính hiển vi sẽ giúp nhìn được các tế bào nấm dễ hơn.
Vảy phấn trắng cũng có thể nhầm lẫn với bạch biến - một bệnh tự miễn dịch, da bị mất sắc tố. Các chuyên gia sẽ dựa trên màu sắc đường viền và kích thước của mảng da bệnh để phân biệt 2 bệnh này.
Bệnh vảy phấn trắng thường nhầm lẫn với bệnh bạch biến
Vảy phấn trắng có nguy hiểm không?
Vảy phấn trắng là bệnh ngoài da lành tính, không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người mắc. Song, nó để lại ảnh hưởng về mặt tâm lý và thẩm mỹ cho người bệnh. Các mảng trắng không đều màu xuất hiện trên da làm người bệnh cảm thấy không tự tin, thường mặc quần áo dài tay và kín để che lấp.
Điều này làm cho bệnh phát triển xấu đi do da không được thông thoáng. Đặc biệt là chị em phụ nữ rất yêu cái đẹp, việc xuất hiện các vết da khác thường sẽ làm họ cảm thấy mặc cảm và tâm lý bất ổn, khiến cho bệnh trầm trọng thêm.
Cách điều trị vảy phấn trắng
Vảy phấn trắng có thể được điều trị bằng phương pháp tây y hoặc theo các bài thuốc dân gian. Cụ thể:
Thuốc tây điều trị vảy phấn trắng
Sử dụng thuốc tây sẽ cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh vảy phấn trắng. Điều này đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của các chuyên gia da liễu và không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định. Dưới đây là các phương pháp thường được sử dụng:
- Dưỡng ẩm: Các loại kem dưỡng ẩm như vaseline, eucerin giúp làm mềm da, giảm vảy, giảm ngứa ngáy, khó chịu.
- Sử dụng thuốc bôi không steroid như pimecrolimus (elidel), tacrolimus (protopic) và regiaborole (eucrisa) ức chế calcineurin tại chỗ giúp giảm ngứa, kích thích sự sản xuất các sắc tố da.
- Sử dụng kem hoặc thuốc mỡ steroid tại chỗ hiệu lực thấp như hydrocortisone 1% có khả năng giảm ngứa, tăng tái tạo sắc tố da, giúp da trở lại màu sắc bình thường. Lưu ý không được sử dụng loại thuốc này quanh mắt và mí mắt và trong thời gian 4 tuần liên tiếp.
Bên cạnh các thuốc bôi ngoài, chuyên gia có thể sử dụng phương pháp hóa trị liệu bằng tia PUVA khi có quá nhiều mảng da bệnh trên cơ thể. Điều trị bằng laser cũng là phương pháp được lựa chọn cho người bị vảy phấn trắng.
Nếu việc sử dụng các thuốc bôi ngoài không đem lại hiệu quả điều trị như mong muốn, người bệnh sẽ được sử dụng thêm thuốc uống có tác dụng toàn thân, ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, chống viêm và tái tạo da nhanh chóng.
Sử dụng thuốc ngoài da để điều trị vảy phấn trắng
Bài thuốc dân gian cải thiện vảy phấn trắng
Các thuốc tây bên cạnh hiệu quả điều trị còn tiềm ẩn tác dụng phụ đối với người dùng. Do đó, khá nhiều người lựa chọn sử dụng các bài thuốc dân gian được lưu truyền để điều trị vảy phấn trắng:
- Trà xanh: Chứa các hoạt chất flavonoid, enzyme caspase, vitamin giúp tái tạo da, hình thành tế bào mới. Lá trà sẽ được đun lên để tắm mỗi ngày hoặc giã nát và đắp trực tiếp lên các vùng da bệnh.
- Lá trầu không: Đây là một loại lá khá dễ trồng, có hoạt tính sát khuẩn cao. Mang lá trầu không rửa sạch, giã nát cùng với 1 thìa muối rồi bôi trực tiếp lên da sẽ giúp lấy đi các tế bào chết, làm da mềm mịn.
- Lô hội: Lô hội có khả năng làm giảm kích ứng và cấp ẩm cho da. Đây cũng là một loại cây quen thuộc, giúp làm đẹp cho các chị em phụ nữ.
- Dầu dừa: Dầu dừa chứa rất nhiều vitamin E, B5, B1, C và các chất dưỡng ẩm da. Nhờ vậy nó có thể ngăn chặn sự bong tróc, cấp ẩm cho da, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị vảy phấn trắng
Đặc biệt, người bệnh vảy phấn trắng nên sử dụng sản phẩm thảo dược chứa sói rừng, thổ phục linh, hoàng bá, bạch thược cùng nhiều loại thảo dược khác.
Theo nghiên cứu năm 2009 đến từ các chuyên gia Trung Quốc đã chứng minh rằng dịch chiết sói rừng có tác dụng tăng cường bảo vệ hệ miễn dịch. Một báo cáo khác vào năm 2017 cho thấy, sói rừng có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương trên da.
Bên cạnh đó, thành phần bạch thược cũng có tác dụng chống viêm và tăng cường miễn dịch. Sự phối hợp của các thành phần dược liệu này đã đem lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị vảy phấn trắng.
Sói rừng kết hợp với các dược liệu khác hỗ trợ điều trị vảy phấn trắng
Phòng tránh vảy phấn trắng
Việc phòng tránh vảy phấn trắng là vấn đề đáng được quan tâm. Dưới đây là một số phương pháp có thể sử dụng để ngăn ngừa bệnh:
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường, hóa chất độc hại.
- Lựa chọn dầu gội, sữa tắm phù hợp với da.
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm toàn thân thường xuyên, đặc biệt là vào mùa đông hanh khô.
- Khi có biểu hiện khác thường trên da hay bị viêm mũi dị ứng, chàm, hen,... hãy đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị sớm.
Vảy phấn trắng có lây không?
Vảy phấn trắng hoàn toàn không lây qua quá trình tiếp xúc giữa người lành và người bệnh. Vảy phấn trắng xuất hiện là do giảm các sắc tố da. Chúng ta cần có nhìn đúng đắn về bệnh, tránh có cái nhìn kỳ thị và xa lánh với những người mắc vảy phấn trắng.
Điều này có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý của người mắc và khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt là khi những người thân trong gia đình mắc bệnh này, đừng quá lo lắng khi tiếp xúc.
Trên đây là các thông tin cơ bản về vảy phấn trắng mà bạn nên biết. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, bạn hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ liên lạc để giải đáp.
Link tham khảo:
https://www.healthline.com/health/pityriasis-alba