Vảy nến gây khó chịu, ngứa ngáy, bong tróc cho người mắc. Vì vậy nhiều người tò mò về cách chữa vảy nến như thế nào để hiệu quả tốt nhất. Bởi vảy nến là bệnh mạn tính nên chỉ có thể giảm triệu chứng của bệnh chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để biết thêm cách cải thiện vảy nến đơn giản, hiệu quả nhé!

Các cách chữa vảy nến 

Có thể chữa vảy nến bằng cách dùng thuốc, quang trị liệu hoặc sử dụng bài thuốc dân gian. Cụ thể:

Thuốc tây

  • Dùng kem hoặc thuốc mỡ steroid (corticosteroid tại chỗ) điều trị bệnh vảy nến nhẹ đến trung bình. Đây là phương pháp giúp giảm viêm, làm chậm quá trình sản sinh tế bào da và giảm ngứa do bệnh vảy nến. Corticosteroid tại chỗ có mức độ từ nhẹ đến rất mạnh và được khuyến cáo chỉ dùng khi được bác sĩ chỉ định. Lạm dụng corticosteroid tại chỗ có thể dẫn đến mỏng da.
  • Các loại kem tương tự vitamin D hoạt động bằng cách làm chậm quá trình sản sinh tế bào da, giúp chống viêm hiệu quả. Chúng thường được sử dụng cùng hoặc thay kem steroid cho vùng da bị vảy nến nhẹ đến trung bình. Một số chất tương tự vitamin D như calcipotriol, calcitriol, tacalcitol,... được dùng điều trị vảy nến ở tay chân, thân hoặc da đầu. 
  • Thuốc ức chế calcineurin (tacrolimus, pimecrolimus) là thuốc mỡ hoặc kem làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch và giảm viêm. Thuốc này được dùng để điều trị bệnh vảy nến ảnh hưởng đến các vùng nhạy cảm như da đầu, bộ phận sinh dục nếu thuốc mỡ steroid không hiệu quả.

Các loại thuốc bôi vảy nến có thể gây kích ứng da hoặc cảm giác nóng và ngứa khi mới sử dụng, nhưng vấn đề này có thể cải thiện trong vòng một tuần.

  • Dithranol ngăn chặn sự sản sinh của các tế bào da, giúp cải thiện bệnh vảy nến. Dithranol thường được sử dụng điều trị ngắn hạn, dưới sự giám sát của chuyên gia. Khi thoa thuốc lên da hãy nhớ đeo găng tay và để trong 10 đến 60 phút trước khi rửa sạch.

Uong-thuoc-tay-dieu-tri-vay-nen .jpg

Uống thuốc tây điều trị vảy nến 

Quang trị liệu

Quang trị liệu là phương pháp sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo để điều trị bệnh vảy nến. Liệu pháp ánh sáng có thể được thực hiện tại các bệnh viện và một số trung tâm chuyên khoa. 

  • Đèn chiếu tia UVB sử dụng ánh sáng làm chậm quá trình sản sinh tế bào da và là phương pháp điều trị hiệu quả đối với một số loại bệnh vẩy nến không đáp ứng với các phương pháp điều trị tại chỗ. Mỗi buổi chỉ diễn ra trong vài phút và 2 hoặc 3 lần/tuần trong 6 - 8 tuần.
  • Tia cực tím A (PUVA): Đối với phương pháp điều trị này, trước tiên bạn sẽ được bôi psoralen lên da để da bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng. Sau đó, làn da của bạn tiếp xúc với bước sóng ánh sáng được gọi là tia cực tím A (UVA). Ánh sáng này xuyên qua da của bạn sâu hơn tia cực tím B. Phương pháp điều trị này có thể được áp dụng nếu bạn bị bệnh vảy nến nặng mà không đáp ứng với cách điều trị khác.

Quang trị liệu có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, nóng rát và ngứa ngáy. Chính vì vậy, điều trị bằng cách này không được khuyến khích sử dụng lâu dài vì nó có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da.

Quang-tri-lieu-dieu-tri-vay-nen .jpg

Quang trị liệu điều trị vảy nến 

>>Xem thêm: Cách chữa vảy nến bằng liệu pháp tự nhiên - Tìm hiểu ngay

Một số lưu ý để chữa vảy nến hiệu quả

Bên cạnh việc điều trị vảy nến, người bệnh cũng nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh, tránh cơn bùng phát. 

Chăm sóc, bảo vệ da

  • Dưỡng ẩm thường xuyên: Bệnh vảy nến sẽ trở nên tồi tệ hơn khi da của bạn bị khô. Vì vậy, hãy giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm. Sau khi tắm, bạn nên thoa kem luôn để da được cung cấp độ ẩm.
  • Tránh thời tiết khô, lạnh: Thời tiết khô hanh có thể ảnh hưởng lớn đến bệnh vảy nến. Đối với nhiều người, thời tiết lạnh và khô làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. 
  • Sử dụng máy làm ẩm: Khi trời hanh khô, hãy làm ẩm không khí với máy phun sương để da luôn được mát và ẩm, tránh việc khô da làm khởi phát vẩy nến.
  • Tránh các vết cắt, va đập, nhiễm trùng: Điều quan trọng đối với người bệnh vảy nến là tránh bị chấn thương hoặc các vết cắt trên da vì có thể gây ra cơn bùng phát vảy nến. Vì thế, hãy cẩn thận khi cạo râu, tránh châm cứu, xăm và sơ cứu cẩn thận khi bị côn trùng cắn.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời làm chậm sự phát triển của tế bào da, do đó nếu vùng da bị vảy nến được chiếu ánh nắng mặt trời thích hợp là rất tốt. Tuy nhiên, nếu để da tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng gay gắt sẽ gây hại cho da và làm khởi phát vẩy nến. Không chỉ vậy, điều đó còn làm tăng nguy cơ ung thư da.

Thay đổi lối sống

Thay-doi-loi-song-giup-ho-tro-cai-thien-vay-nen.jpg

Thay đổi lối sống giúp hỗ trợ cải thiện vảy nến

  • Tập thể dục, ăn uống đúng cách: Người bị vảy nến cần ăn uống khoa học, thực đơn cần bổ sung trái cây, rau quả, loại bỏ sữa và gluten, kết hợp tập thể dục hàng ngày để hạn chế béo phì, ngăn ngừa vảy nến khởi phát.
  • Tránh căng thẳng, stress: Stress, căng thẳng thường xuyên có thể làm bùng phát vảy nến. Vì vậy, hãy cố gắng giảm thiểu tình trạng này bằng cách thư giãn như thiền, yoga, tập thể dục thể thao,...
  • Hạn chế uống rượu, bia: Rượu bia có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của vảy nến. Thậm chí, rượu có thể gây nguy hiểm do tương tác với một số loại thuốc chống vảy nến. 

Bên cạnh đó, nhiều người cũng sử dụng kết hợp sản phẩm chứa thành phần chính sói rừng, kết hợp cùng nhiều thảo dược quý khác như nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh, nhàu,... giúp điều hòa miễn dịch, giảm triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc do vảy nến. Đặc biệt, sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược nên rất an toàn, người bệnh không cần lo lắng về tác dụng phụ.

Soi-rung-giup-cai-thien-benh-vay-nen.jpg

Sói rừng giúp cải thiện bệnh vảy nến

Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích để tìm được cách chữa vảy nến hiệu quả nhất. Nếu còn băn khoăn về bệnh vảy nến hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất. 

Link tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/psoriasis/treatment/#:~:text=Steroid%20creams%20or%20ointments%20

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/psoriasis/diagnosis-treatment/drc-20355845

https://www.healthline.com/health/psoriasis/treat-symptoms-home