Cho đến nay nguyên nhân bị vảy nến vẫn là vấn đề được tranh cãi, các chuyên gia vẫn chưa thực sự xác định được yếu tố chính xác dẫn đến bệnh. Mặc dù vậy, qua quá trình nghiên cứu và điều trị, một số yếu tố đã được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng phát bệnh vảy nến. Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây bệnh trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân bị vảy nến 

Lớp sâu nhất của da làm nhiệm vụ tạo ra các tế bào mới. Những tế bào da này sẽ di chuyển dần lên qua các lớp da cho đến khi chúng ở vị trí ngoài cùng, nơi xảy ra chu kỳ chết và bong ra. Toàn bộ quá trình này sẽ mất khoảng 3 - 4 tuần. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh vảy nến, chu kỳ sống của da bị rút ngắn đi chỉ còn 3 - 7 ngày. Điều này làm cho các tế bào da tích tụ nhanh chóng trên bề mặt da, xếp chồng lên nhau, hình thành các mảng đỏ bong tróc, có vảy bao phủ bởi lớp màu bạc. Có khá nhiều nguyên nhân tác động lên da gây bệnh vảy nến đã được tìm ra như các vấn đề về hệ thống miễn dịch, di truyền học,...

Yếu tố di truyền 

Bệnh vảy nến có thể di truyền trong gia đình, vì vậy bạn có thể dễ bị bệnh hơn nếu có người thân mắc bệnh ngoài da. Nhưng vai trò chính xác của di truyền đối với sự xuất hiện bệnh vảy nến vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng nhiều gen khác nhau có liên quan đến sự phát triển của bệnh vảy nến và có thể do sự kết hợp nhiều gen khác nhau là yếu tố dẫn đến vảy nến. Tuy nhiên, việc có các gen này không nhất định là bạn chắc chắn sẽ mắc bệnh vảy nến. Theo báo cáo của tổ chức bệnh vảy nến Mỹ thì có khoảng 10% dân số mang gen sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh, song chỉ có khoảng 2-3% số người mang gen mắc bệnh thực sự.

Hệ thống miễn dịch rối loạn

Hệ miễn dịch rối loạn là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến. Hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật và các tác nhân gây hại như vi khuẩn, vi rút,... Một trong các loại tế bào chính của hệ thống miễn dịch làm nhiệm vụ này là tế bào T. 

Tế bào T thường đi khắp cơ thể giúp phát hiện kịp thời và chống lại các vật lạ xâm nhập vào cơ thể. Trường hợp bị vảy nến, các tế bào T trở nên nhầm lẫn, thay vì tấn công các tác nhân xâm nhập gây hại thì chúng bắt đầu tấn công các tế bào da khỏe mạnh. Điều này làm cho lớp da sâu nhất sản sinh nhiều hơn các tế bào da mới nhanh hơn mức bình thường, đồng thời kích hoạt hệ thống miễn dịch sản xuất nhiều tế bào T.

Roi-loan-he-thong-mien-dich---nguyen-nhan-bi-benh-vay-nen.webp

Rối loạn hệ thống miễn dịch - nguyên nhân bị bệnh vảy nến

Các yếu tố rủi ro gây bệnh vảy nến

Bên cạnh 2 nguyên nhân chính đã được kể trên, còn khá nhiều các nhân tố khác là nguyên nhân khởi phát  bệnh vảy nến như:

  • Căng thẳng, stress: Các chuyên gia đã chỉ ra rằng căng thẳng và mệt mỏi có thể dẫn đến sự kích hoạt bệnh vảy nến.
  • Uống quá nhiều rượu bia và các chất kích thích.
  • Hút thuốc hoặc thường xuyên hít khói thuốc lá.
  • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể đặc biệt là ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, tuổi dậy thì,...
  • Sử dụng một số loại thuốc có khả năng tác động đến phản ứng tự miễn của cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến như lithium, thuốc điều trị sốt rét, thuốc chống viêm, chất chức chế ACE điều trị cao huyết áp,...
  • Nhiễm trùng đường hô hấp đặc biệt là ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Bệnh vảy nến thể giọt đã được phát hiện ở người nhiễm trùng đường hô hấp do liên cầu.
  • Mắc các chứng rối loạn miễn dịch như HIV hoặc bệnh viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị rối loạn hệ thống miễn dịch và mắc các bệnh ngoài da.
  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm.
  • Sử dụng các loại sản phẩm tẩy rửa (dầu gội, sữa tắm) và mỹ phẩm không phù hợp với da.
  • Béo phì, thừa cân.
  • Chấn thương trên da của người bệnh như các vết cắt, vết xước (cạo râu, làm bếp, vận động ngoài trời, lao động chân tay,...), vết côn trùng cắn hoặc da bị thương sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Đây được gọi là phản ứng Koebner.

Cac-vet-xuoc-tren-da-la-mot-trong-cac-yeu-to-dan-den-benh-vay-nen.webp

Các vết xước trên da là một trong các yếu tố dẫn đến bệnh vảy nến

>>> Xem thêm: Thuốc chữa bệnh vẩy nến: Nên lựa chọn tây y hay đông y?

Phòng tránh bệnh vảy nến

Vảy nến là căn bệnh ngoài da mạn tính chưa có phương pháp điều trị dứt điểm và không có biện pháp để phòng ngừa bệnh triệt để. Tuy nhiên, vẫn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng cách tránh xa các nguyên nhân, yếu tố gây bệnh. Cụ thể:

  • Hạn chế các chấn thương về da bằng cách sử dụng đồ bảo hộ (đeo khẩu trang, dùng mũ, đeo găng tay,...) khi phải làm các công việc chân tay hoặc cần tiếp xúc với hóa chất độc hại hay môi trường ô nhiễm.
  • Tránh uống quá nhiều rượu bia và hút thuốc lá.
  • Kết hợp nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để tâm trạng luôn thoải mái, giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày bằng cách đi chơi với bạn bè, tập yoga, ngồi thiền,...
  • Một số loại thuốc là nguyên nhân dẫn đến bệnh, cần hạn chế sử dụng và chỉ sử dụng khi có chỉ định của chuyên gia và có sự giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc.
  • Giữ cho cân nặng ở mức hợp lý, hạn chế béo phì bằng cách tập luyện thường xuyên và có chế độ ăn hợp lý.
  • Sử dụng kem chống nắng, đồ bảo hộ khi phải tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời (tia cực tím) giúp bảo vệ da khỏi tổn thương,...
  • Chăm sóc, cấp ẩm thường xuyên cho da bằng các sản phẩm dưỡng ẩm đặc biệt là vào mùa đông hanh khô hay điều kiện thời tiết thiếu ẩm.
  • Lựa chọn sản phẩm mỹ phẩm và tẩy rửa phù hợp với da. Nên dừng lại khi có các dấu hiệu bất thường trên da và nhờ đến sự can thiệp của y tế nếu các triệu chứng bất thường không thuyên giảm.

Duy-tri-can-nang-hop-ly-giup-phong-tranh-benh-vay-nen.webp

Duy trì cân nặng hợp lý giúp phòng tránh bệnh vảy nến

Trường hợp mắc bệnh vảy nến, người bệnh có thể sử dụng thêm các sản phẩm có chứa các thành phần thảo dược lành tính với da như sói rừng, cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,... Đại học Thẩm Dương, Trung Quốc năm 2009 đã báo cáo rằng sói rừng có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua đó cải thiện các triệu chứng của bệnh vẩy nến như ngứa ngáy, bong tróc và ức chế sự lây lan của bệnh. Chiết xuất nhũ hương giúp giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng hiệu quả. Bạch thược giúp tiêu viêm, giảm đau và làm mát giúp giảm ngứa ngáy khó chịu. Hoàng bá chứa hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch. Như vậy với sự kết hợp của các thành phần này, sản phẩm đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến, cải thiện chất lượng sống của người bệnh vảy nến, rất đáng để tin dùng.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân bị vảy nến. Hy vọng nó sẽ hữu ích cho bạn trong việc phòng tránh bệnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác hãy để lại số điện thoại của bạn để chúng tôi tư vấn là làm rõ thêm.

>>> Xem thêm: Viêm khớp vảy nến - Những thông tin quan trọng cần biết

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/psoriasis

https://www.medicalnewstoday.com/articles/52457

https://www.cdc.gov/psoriasis/index.htm

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/skin-conditions-psoriasi