Lupus ban đỏ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể nên gây ra triệu chứng khác nhau. Nhận biết dấu hiệu lupus ban đỏ sớm sẽ giúp điều trị hiệu quả và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về lupus ban đỏ và cách điều trị bệnh hiệu quả nhé!

Dấu hiệu bệnh lupus ban đỏ bạn nhất định phải biết

Các triệu chứng khi bị lupus ban đỏ ở giai đoạn bùng phát thường nghiêm trọng, khiến người mắc khó chịu. Dưới đây là một số dấu hiệu lupus ban đỏ đặc trưng:

Mệt mỏi

Khoảng 90% số người bị lupus ban đỏ xuất hiện tình trạng mệt mỏi. Để cải thiện triệu chứng này, người bệnh có thể ngủ trưa khoảng 30 phút. Tránh ngủ quá nhiều bởi có thể dẫn đến mất ngủ vào ban đêm. 

Sốt không rõ nguyên nhân

Một trong những biểu hiện lupus ban đỏ là sốt nhẹ không biết nguyên nhân. Nhiệt độ cơ thể của người bệnh dao động từ 36.9˚C - 38.3˚C. Sốt nhẹ có thể là triệu chứng của viêm, nhiễm trùng hoặc báo hiệu một đợt bùng phát lupus ban đỏ sắp diễn ra. Nếu sốt nghiêm trọng và hay tái phát, hãy cho chuyên gia biết.

Rụng tóc

Rụng tóc là một trong những dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ. Tình trạng này có thể do da đầu bị viêm khiến tóc gãy rụng, xơ rối. Tóc sẽ rụng từ từ, nhiều trường hợp còn bị rụng râu, lông mày, lông mi và những loại lông khác. 

Điều trị lupus hiệu quả thì tóc sẽ mọc lại. Nhưng nếu xuất hiện các tổn thương trên da đầu, rụng tóc ở những khu vực này có thể vĩnh viễn.

Phát ban hoặc tổn thương da

Một trong những triệu chứng dễ nhận biết nhất của lupus ban đỏ là xuất hiện phát ban hình cánh bướm trên mũi và cả hai má. Khoảng 50% số người bị lupus ban đỏ có dấu hiệu này. Phát ban có thể xảy ra đột ngột hoặc xuất hiện sau khi người bệnh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Đôi khi, phát ban lại xuất hiện ngay trước đợt bùng phát.

Lupus cũng có thể gây ra các tổn thương nhưng không ngứa ở những vùng khác trên cơ thể. Có nhiều người bị lupus nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hoặc thậm chí là ánh sáng nhân tạo. Một số người bệnh lại xuất hiện tình trạng đổi màu ở ngón tay và ngón chân thành trắng bệch khi căng thẳng hoặc lạnh.

Benh-lupus-ban-do-gay-phat-ban-ton-thuong-da (1).webp

Bệnh lupus ban đỏ gây phát ban, tổn thương da

Các vấn đề về phổi

Viêm phổi là dấu hiệu của lupus ban đỏ. Phổi bị viêm và sưng có thể mở rộng đến các mạch máu phổi. Thậm chí, lupus ban đỏ có thể ảnh hưởng đến cơ hoành. Tình trạng này có thể dẫn đến đau ngực khi người bệnh cố gắng hít thở. Theo thời gian, lupus ban đỏ có thể làm giảm kích thước phổi, gây đau ngực liên tục và khó thở.

Viêm thận

Người bệnh lupus ban đỏ có thể bị viêm thận. Lúc này, thận khó lọc chất độc và chất thải ra khỏi máu. Viêm thận có thể gây ra một số triệu chứng như:

- Sưng ở chân và bàn chân.

- Tăng huyết áp.

- Đi tiểu ra máu.

- Nước tiểu có màu đậm.

- Đi tiểu nhiều vào ban đêm.

Các triệu chứng sớm của bệnh có thể không được chú ý. Sau khi chẩn đoán, người mắc nên theo dõi chức năng thận. 

Đau, sưng khớp

Viêm có thể gây đau, cứng và sưng tấy ở khớp, tình trạng này thường xảy ra vào buổi sáng. Viêm khớp có thể nhẹ lúc đầu và dần dần trở nên rõ ràng hơn. Tương tự như các triệu chứng khác của bệnh lupus ban đỏ, vấn đề về khớp có thể xuất hiện và biến mất thường xuyên.

Rối loạn tiêu hóa

Một số người mắc lupus ban đỏ thường xuyên bị ợ nóng, trào ngược acid hoặc các vấn đề về tiêu hóa khác. Dấu hiệu lupus ban đỏ này có thể được điều trị bằng thuốc kháng acid. Nếu người bệnh thường xuyên có những cơn trào ngược acid hoặc ợ nóng, hãy thử chia thành bữa ăn nhỏ trong ngày và tránh đồ uống chứa caffeine. Ngoài ra, không nên nằm ngay sau bữa ăn. 

Khô miệng, khô mắt

Lupus ban đỏ có thể gây khô miệng, khô mắt bởi vì một số người sẽ phát triển bệnh Sjogren khiến các tuyến nước mắt và nước bọt bị trục trặc. Điều này dẫn đến sự tích tụ của tế bào lympho trong các tuyến. Trong một số trường hợp, phụ nữ mắc lupus cùng với Sjogren cũng có thể bị khô âm đạo và da.

Nguoi-benh-lupus-ban-do-co-the-bi-kho-mieng-kho-mat.webp

Người bệnh lupus ban đỏ có thể bị khô miệng, khô mắt 

Các triệu chứng khác

Các triệu chứng khác của lupus có thể bao gồm: Loét miệng, hạch bạch huyết, đau cơ, đau ngực, loãng xương và trầm cảm. Các triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm thiếu máu, chóng mặt và co giật.

>>> Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em. Xem ngay!

Điều trị lupus ban đỏ bằng cách nào?

Hiện nay, không có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn lupus ban đỏ mà chỉ có thể giảm triệu chứng bệnh. Việc điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lupus ban đỏ. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc chống viêm khi bị đau và cứng khớp.
  • Kem bôi steroid khi bị phát ban.
  • Corticosteroid để giảm thiểu phản ứng miễn dịch.
  • Thuốc chống sốt rét cho các vấn đề về da và khớp.
  • Thuốc điều chỉnh hệ thống miễn dịch được nhắm mục tiêu cho các trường hợp nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh dùng thuốc, nhiều người kết hợp sử dụng thảo dược như sói rừng, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,.... để chống viêm, điều hòa miễn dịch. Cách này tác động vào nguyên nhân sâu xa gây lupus ban đỏ là hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn, từ đó ngăn ngừa tái phát hiệu quả. 

Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã nắm được những thông tin hữu ích về dấu hiệu lupus ban đỏ. Nếu có thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn nhanh nhất.

>>> Xem thêm: Người bị lupus ban đỏ kiêng ăn gì để cải thiện bệnh hiệu quả?

Link tham khảo:

https://www.lupus.org/resources/common-symptoms-of-lupus

https://www.healthline.com/health/lupus/early-signs#kidney-inflammatio

https://medlineplus.gov/lupus.htm