Á sừng da đầu là một trong những bệnh da liễu khá phổ biến. Bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng để lại ảnh hưởng không nhỏ về mặt tâm lý và cuộc sống hàng ngày của người mắc. Vậy làm cách nào để phòng tránh và điều trị bệnh á sừng da đầu hiệu quả? Dưới đây là một số thông tin cần thiết về bệnh mà bạn nên biết, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Á sừng da đầu là gì?
Á sừng da đầu xuất hiện khi chất sừng phát triển quá mức dẫn đến các tổn thương da. Sự phát triển của sừng da đầu có thể giống như hình chiếc nón với kích thước khác nhau hoặc là tình trạng viêm, ngứa, bong tróc vảy trên da đầu do quá trình hình thành lớp sừng chưa hoàn thành.
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả nam lẫn nữ đều có nguy cơ mắc. Một số loại á sừng được phát hiện là lành tính hoặc không phải ung thư, nhưng chúng cũng có thể là tiền ung thư hoặc ung thư.
Á sừng da đầu có biểu hiện gì?
Á sừng thường được phát hiện thông qua các biểu hiện bất thường của da đầu. Người bị á sừng da đầu thường nhầm lẫn với bệnh vảy nến hoặc các dạng viêm da cơ địa thông thường khác do triệu chứng của chúng khá giống nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu của á sừng da đầu:
- Da đầu xuất hiện các vảy trắng đóng thành mảng, mọc xếp chồng lên nhau giống như gàu. Lớp vảy này rất dễ bị bong tróc, để lộ ra lớp da màu hồng ở bên dưới hay còn gọi là lớp sừng non. Lớp sừng non rất dễ bị tổn thương, ngay cả các tác động nhỏ cũng có thể gây trầy xước và viêm nhiễm.
- Da đầu khô và ngứa: Các lớp sừng hình thành sẽ kích thích tuyến bã nhờn tăng tiết, dẫn đến da đầu bị ngứa, khó chịu. Người bệnh thường đưa tay lên để gãi các vùng da bị ngứa khiến da bong tróc và thậm chí có thể gây viêm nhiễm da đầu.
- Rụng tóc: Đây là biểu hiện thường gặp ở người bệnh á sừng da đầu. Việc hình thành các lớp vảy trắng sẽ làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng của tóc, khiến chúng suy yếu và gãy rụng.
Biểu hiện của bệnh á sừng da đầu
>>> Xem thêm: Các thuốc chữa vảy nến hiện nay
Nguyên nhân á sừng da đầu
Nguyên nhân dẫn đến bệnh á sừng da đầu cho đến nay vẫn chưa thực sự được làm rõ. Tuy nhiên, trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh, các chuyên gia đã rút ra một số yếu tố có thể dẫn đến á sừng da đầu như:
- Di truyền: Nếu như người thân trong gia đình bị vảy nến, viêm da cơ địa, á sừng da đầu,... bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
- Thời tiết: Thời tiết hanh khô của mùa đông làm cho da đầu không thể giữ được độ ẩm tự nhiên, tạo điều kiện cho các chất có hại xâm nhập và gây tổn thương cho da đầu.
- Cơ địa dị ứng: Người nhạy cảm với các tác nhân như thời tiết, khí hậu, phấn hoa,... có khả năng mắc bệnh á sừng cao hơn.
- Môi trường sống và làm việc: Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn và nấm mốc có thể là nguyên nhân dẫn đến á sừng da đầu.
- Chăm sóc tóc không đúng cách: Sử dụng dầu gội đầu không phù hợp, tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa, uốn nhuộm,... có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.
Cách chữa bệnh á sừng da đầu
Á sừng da đầu là bệnh ngoài da gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Người mắc bệnh thường cảm thấy thiếu tự tin khi tiếp xúc hoặc giao tiếp với những người khác. Do đó, việc điều trị á sừng da đầu nhanh chóng và hiệu quả trở thành mối quan tâm của rất nhiều người. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo:
Điều trị á sừng da đầu theo phương pháp tây y
Phương pháp tây y đem lại hiệu quả nhanh trong việc giảm các triệu chứng bệnh. Sau khi xem xét tình trạng da của người bệnh, các chuyên gia sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số thuốc thường được dùng để chữa á sừng da đầu gồm:
- Thuốc kháng histamin H1: Được sử dụng để giảm triệu chứng ngứa và khó chịu của da đầu, đồng thời ngăn sự lây lan của bệnh sang các vùng da khác của cơ thể.
- Thuốc bôi ngoài da như axit salicylic có khả năng làm bong lớp sừng, sát khuẩn da và bảo vệ da khỏi viêm nhiễm.
- Thuốc chống nấm: Các hoạt chất thường được sử dụng là griseofulvin, miconazol, nystatin,... có thể được bào chế ở dạng thuốc bôi, thuốc uống hoặc dầu gội. Thuốc có tác dụng làm bong lớp sừng, chống viêm, cải thiện triệu chứng bệnh á sừng.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc chỉ được dùng dưới sự chỉ định của các chuyên gia da liễu khi xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn ví dụ như penicillin, ceftriaxone, cefazolin,...
- Corticoid: Cải thiện nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy và viêm nhiễm của da đầu.
- Các thuốc khác như differin, isotrex hay erylik giúp làm chậm quá trình sừng hóa và làm lành da nhanh chóng.
Tuy nhiên, thuốc tây y tiềm ẩn các tác dụng không mong muốn như: Kích ứng da, đau, nóng rát trên vùng da sử dụng thuốc,... Người bệnh cần được hướng dẫn sử dụng thuốc chi tiết từ các chuyên gia để đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị.
Sử dụng thuốc tây y điều trị á sừng da đầu
Điều trị á sừng da đầu theo phương pháp đông y
Phương pháp đông y có ưu điểm hơn tây y đó là an toàn và ít tác dụng phụ. Không chỉ làm giảm nhẹ các triệu chứng bên ngoài, đông y còn giúp tác động vào căn nguyên của bệnh và hạn chế tái phát.
Phương pháp đông y thường có sự kết hợp giữa các loại thuốc bôi, thuốc uống và gội rửa để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Sự kết hợp trong bài thuốc đông y có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể. Dưới đây là một số bài thuốc thường được dùng:
- Bài thuốc uống bao gồm bồ công anh, ké đầu ngựa, đơn đỏ, kim ngân hoa giúp đào thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch.
- Bài thuốc bôi chứa mật ong, bí đao, thiên mã hồ,... có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa và ngăn chặn sự lây lan bệnh đến các vùng da lành khác.
- Bài thuốc dùng để gội đầu có ích nhĩ tử, mò trắng, đơn đỏ, trầu không,... giúp làm mềm da, kháng viêm hiệu quả.
Sử dụng sản phẩm thảo dược cải thiện á sừng da đầu
Sản phẩm thảo dược cải thiện á sừng da đầu đang dần được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Người bệnh có thể tham khảo thêm sản phẩm viên uống chứa thành phần như sói rừng, thổ phục linh, bạch thược, hoàng bá giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện á sừng da dầu an toàn và hiệu quả cao.
Theo một nghiên cứu đến từ Trung Quốc năm 2017, sói rừng có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương, giảm lớp sừng, hỗ trợ cải thiện bệnh tự miễn. Thành phần bạch thược có tác dụng chống viêm, điều hòa miễn dịch. Cùng với sự kết hợp của các dược liệu khác, sản phẩm thực sự đem lại hiệu quả cho người bệnh á sừng da đầu.
Mẹo dân gian điều trị á sừng da đầu
Bên cạnh những bài thuốc đông y đã được kê đơn và lưu truyền qua nhiều thế hệ, bệnh á sừng da đầu còn có thể điều trị dựa trên các mẹo dân gian như:
- Lá trầu không: Chứa khá nhiều tinh dầu có khả năng kháng khuẩn và chống viêm. Đem lá trầu không vò nát, đun với 1-2 lít nước sạch trong khoảng 15 phút, thêm một ít muối hạt và để nguội. Sử dụng nước này để gội đầu.
- Chanh tươi: Chanh tươi chứa khá nhiều vitamin C và axit citric giúp sát khuẩn, chống viêm, loại bỏ các tế bào chết của da đầu. Cách dùng là pha nước cốt chanh và chấm lên vùng da bị bệnh. Sau 20 phút thì gội lại bằng nước sạch.
- Dầu dừa: Dầu dừa là sản phẩm làm đẹp được rất nhiều chị em biết đến. Nó giúp làm ẩm vùng da bị á sừng, loại bỏ da bong tróc. Người bệnh có thể sử dụng dầu dừa massage da đầu trong 20 phút và gội lại bằng nước ấm.
Dầu dừa điều trị á sừng da đầu
>>> Xem thêm: Giải pháp cải thiện vảy nến toàn thân
Phòng tránh á sừng da đầu
Biện pháp tốt nhất để có thể phòng tránh á sừng da đầu đó là tránh xa các tác nhân gây bệnh như:
- Hạn chế việc làm tóc, sử dụng các hóa chất như thuốc nhuộm, thuốc tẩy, thuốc uốn,...
- Tránh môi trường ô nhiễm, gội đầu bằng nước sạch.
- Sử dụng loại dầu gội thích hợp.
- Hạn chế đưa tay lên đầu do tay có thể tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn.
- Không đội mũ, nón ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào da đầu.
- Sử dụng thêm các loại sản phẩm chăm sóc tóc như kem dưỡng ẩm, dầu dừa,...
- Khi phát hiện các bất thường của da đầu, hãy tìm đến chuyên gia da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời.
- Chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế các loại đồ ăn làm tăng tiết bã nhờn, mồ hôi, kích thích phản ứng viêm.
Á sừng da đầu có lây không?
Á sừng da đầu có thể được phát hiện bằng mắt thường. Đây cũng là nguyên nhân làm cho người bệnh cảm thấy tự ti và khó chịu khi giao tiếp gần với người khác. Một số người cho rằng bệnh ngoài da này có thể lây khi tiếp xúc. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai. Bệnh á sừng da đầu không có khả năng lây nhiễm, nó chỉ là sự phát triển quá mức của tế bào sừng trên da của người bệnh.
Trên đây là các thông tin cơ bản nhất về á sừng da đầu. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ liên lạc và giải đáp cho bạn.
Link tham khảo:
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/picture-of-cutaneous-horns