Bệnh tự miễn là bệnh mạn tính. Mặc dù bệnh tự miễn không thể chữa khỏi, nhưng cần điều trị càng sớm càng tốt, để tránh những biến chứng nguy hiểm cho người mắc. Vậy các triệu chứng của bệnh tự miễn như thế nào? Bệnh gây biến chứng gì? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau để hiểu hơn về bệnh tự miễn nhé!
Nguyên nhân gây bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn là bệnh lý mạn tính có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chủ yếu là do hệ miễn dịch rối loạn và có thể do một số yếu tố khác như di truyền, khói thuốc lá, thừa cân,.... Cụ thể như sau:
- Hệ miễn dịch rối loạn: Bình thường hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, virus,... Khi có yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công và tiêu diệt chúng. Thông thường, hệ miễn dịch có thể phân biệt sự khác biệt giữa tế bào lạ và tế bào trong cơ thể. Trong bệnh tự miễn, hệ miễn dịch rối loạn, giải phóng tự kháng thể tự tấn công vào các cơ quan, tế bào khỏe mạnh trong cơ thể có thể là da, khớp,...
Hệ miễn dịch rối loạn gây bệnh tự miễn
- Di truyền: Một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ và đa xơ cứng có xu hướng di truyền trong gia đình. Trong nhà có người thân mắc bệnh tự miễn thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn.
- Cân nặng: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp vảy nến. Điều này có thể là do thừa cân khiến lượng mỡ trong cơ thể tăng cao, kích thích quá trình viêm phát triển, gây bệnh tự miễn.
- Hút thuốc: Nghiên cứu cho thấy khói thuốc có liên quan đến một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,...
- Dùng thuốc tây: Một số loại thuốc huyết áp hoặc thuốc kháng sinh có thể gây ra bệnh tự miễn như lupus ban đỏ,...
- Giới tính: Theo nghiên cứu năm 2014, tỷ lệ phụ nữ mắc các bệnh tự miễn gấp đôi so với nam giới. Bệnh tự miễn thường bệnh khởi phát ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 đến 44 tuổi.
- Chế độ dinh dưỡng, lối sống không hợp lý: Lối sống bất hợp lý như thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia,... và chế độ dinh dưỡng không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn.
- Môi trường ô nhiễm: Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại như thủy ngân, chì… gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn.
Sống trong môi trường ô nhiễm dễ mắc bệnh tự miễn
Các triệu chứng của bệnh tự miễn
Có nhiều loại bệnh tự miễn khác nhau, nhưng chúng đều có triệu chứng thường gặp như:
- Mệt mỏi
- Đau và sưng khớp
- Vấn đề về da
- Đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa
- Sốt kéo dài
- Viêm tuyến
Bên cạnh đó, có một số bệnh tự miễn thường gặp với triệu chứng điển hình như:
Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến đặc trưng bởi các tế bào da phát triển quá mức, tế bào thừa tích tụ và tạo thành mảng đỏ bị viêm trên da. Các mảng này thường có vảy màu trắng bạc trên da.
Theo thống kê, có khoảng 30% người bị bệnh vảy nến bị sưng, cứng và đau ở các khớp nên được gọi là viêm khớp vảy nến. Bệnh tác động đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt ở xương khớp, gây triệu chứng đau nhức, cứng và sưng ở khớp, hạn chế vận động ở người mắc.
Bệnh lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là bệnh ngoài da, gây phát ban hình cánh bướm ở mặt và thậm chí là phát ban toàn thân. Bệnh gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như khớp, thận, não, tim, gây rụng tóc, đau mỏi khớp,...
Lupus ban đỏ chủ yếu gặp ở nữ giới và tiến triển với mức độ từ nhẹ đến nặng tùy từng đối tượng. Người bệnh lupus ban đỏ thường thấy mệt mỏi, sút cân, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.
Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn mạn tính
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người già đều có thể bị bệnh. Viêm da cơ địa gây khô da, da sần, nhạy cảm và gãi có thể chảy mủ. Bệnh thường gặp trên mặt, quanh đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân hoặc toàn bộ cơ thể.
Bạch biến
Bạch biến là bệnh da liễu thường gặp, do các tế bào sắc tố da bị phá hủy, dẫn đến thay đổi màu da. Bệnh bạch biến đặc trưng bởi các mảng giảm sắc tố da, không gây ngứa ngáy, không đóng vảy, có giới hạn rõ.
>>> Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Bệnh lupus ban đỏ và các thông tin hữu ích cần biết
Phương pháp chẩn đoán bệnh tự miễn
Để chẩn đoán bệnh tự miễn cần mất nhiều thời gian hơn các bệnh khác. Điều này được giải thích bởi bệnh tự miễn có triệu chứng tương tự nhau hoặc thậm chí tương tự cả những bệnh khác. Chuyên gia có thể chẩn đoán bệnh bằng cách:
- Thăm khám lâm sàng: Hỏi về tất cả các triệu chứng bệnh, xuất hiện bao lâu, tiền sử sức khỏe hay trong gia đình có ai mắc bệnh tự miễn không.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng viêm bất thường trong bệnh tự miễn. Một số xét nghiệm thường được sử dụng như: Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA), toàn bộ công thức máu (CBC) để kiểm tra mức độ hồng cầu, bạch cầu; Tốc độ lắng hồng cầu (ESR).
Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh tự miễn
Biến chứng của bệnh tự miễn
Các bệnh tự miễn có thể gây những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc như:
- Bệnh tim: Bệnh tự miễn như viêm khớp vảy nến, lupus ban đỏ gây viêm nên có thể ảnh hưởng đến tim mạch. Các triệu chứng viêm khớp có thể làm yếu cơ tim, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người bệnh lupus ban đỏ.
- Rối loạn tâm trạng: Khi mắc bệnh tự miễn nhiều người thấy đau và mệt mỏi kéo dài. Tình trạng này không được cải thiện có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm. Theo thống kê, khoảng 62% người mắc bệnh tự miễn có nguy cơ rối loạn cảm xúc, trầm cảm vì các triệu chứng của bệnh.
- Tổn thương dây thần kinh: Các rối loạn tự miễn dịch có thể liên quan đến bệnh lý thần kinh hoặc tổn thương dây thần kinh, dẫn đến cảm giác tê yếu ở tay hoặc chân.
- Huyết khối tĩnh mạch: Bệnh tự miễn có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Do đó, những cục máu đông này có thể di chuyển đến phổi và gây tắc nghẽn (thuyên tắc phổi).
- Tổn thương cơ quan: Các bệnh tự miễn có thể gây hại cho các cơ quan trong cơ thể nếu không được điều trị sớm. Chẳng hạn như, lupus ban đỏ có thể gây biến chứng thận, tim,...
- Ung thư: Hệ miễn dịch rối loạn, suy yếu làm mất khả năng tiêu diệt các yếu tố lạ, không ngăn chặn vi khuẩn, virus, chúng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh ung thư.
Hệ miễn dịch yếu có thể gây ung thư
>>> Xem thêm: Vảy nến - tổng hợp những thông tin mới nhất, quan trọng nhất
Giải pháp hỗ trợ cải thiện bệnh tự miễn
Mặc dù bệnh tự miễn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể cải thiện triệu chứng, làm chậm sự phát triển của bệnh và cái thiện chất lượng cuộc sống bằng một số cách sau:
Thuốc cải thiện triệu chứng
Một số bệnh tự miễn gây đau đớn, nên người mắc có thể sử dụng thuốc giảm đau như aspirin hoặc ibuprofen để giảm sưng và đau hoặc các thuốc thay thế được kê đơn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Bên cạnh đó, nhiều người lo lắng, mệt mỏi, khó ngủ, phát ban,... khi bị bệnh tự miễn nên có thể sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng này.
Thuốc ức chế miễn dịch
Đối với nhiều người, sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch có thể cải thiện các triệu chứng của rối loạn tự miễn dịch và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tổn thương gan, tăng đường huyết, loét dạ dày,...
Tránh các yếu tố kích hoạt
Trong một số trường hợp, giảm các yếu tố kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch có thể giúp giảm bớt hoặc cải thiện các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Sử dụng sản phẩm thảo dược
Bên cạnh các biện pháp kể trên, nhiều người lựa chọn sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện bệnh tự miễn. Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính sói rừng.
Đã có nhiều nghiên cứu chứng tác dụng của cây sói rừng với bệnh tự miễn. Tiêu biểu là nghiên cứu thực hiện tại Trường Đại học Dược Thẩm Dương, Trung Quốc vào tháng 1 năm 2009. Nghiên cứu này đã đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết sói rừng trong tác dụng điều hòa miễn dịch ở chuột. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dịch chiết sói rừng có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch ở chuột thông qua sự cải tạo tỷ lệ và tăng số lượng tế bào miễn dịch.
Sói rừng giúp điều hòa miễn dịch, cải thiện bệnh tự miễn
Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa nhiều thành phần thảo dược khác giúp điều hòa miễn dịch, rất tốt với người bệnh tự miễn:
- Boron giúp điều hòa miễn dịch.
- Bạch thược: Chống viêm, điều hòa miễn dịch, dùng hỗ trợ điều trị các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp.
- Nhàu: Chứa enzym có tác dụng bảo vệ chức năng tế bào và làm tăng năng lượng cho tế bào.
- L-Carnitine: Bổ sung L-Carnitine có tác dụng cải thiện phản ứng miễn dịch.
- Nhũ hương: Được chứng minh là có đặc tính chống viêm, điều hòa miễn dịch.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp tới bạn đọc tất cả những thông tin cần thiết về bệnh tự miễn để bạn hiểu đúng, hiểu rõ về bệnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh tự miễn hay sản phẩm thảo dược có thành phần từ cao sói rừng, vui lòng để lại câu hỏi hoặc thông tin liên hệ dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.
Link tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21624-autoimmune-diseases