Lupus ban đỏ dạng đĩa là bệnh tự miễn gây tổn thương trên da. Tuy bệnh không gây hại đến tính mạng của người bệnh nhưng lại làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của họ. Đặc biệt, lupus ban đỏ dạng đĩa có thể tiến triển sang lupus ban đỏ hệ thống, ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Vậy làm cách nào để phát hiện bệnh và điều trị sớm?
Lupus ban đỏ dạng đĩa là gì?
Lupus ban đỏ dạng đĩa là dạng bệnh lupus ảnh hưởng chủ yếu đến làn da và được đặt tên theo hình ảnh của tổn thương mà nó gây ra trên da. Lupus ban đỏ dạng đĩa gây phát ban nghiêm trọng và có xu hướng nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các nốt phát ban có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và thường thấy ở da đầu, cổ, bàn tay hay bàn chân. Trong một số trường hợp, lupus ban đỏ dạng đĩa sẽ để lại sẹo vĩnh viễn, tăng sắc tố da và rụng tóc.
Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa
Các nốt phát ban trên da có thể từ màu hồng nhạt chuyển sang màu đỏ. Một số triệu chứng bệnh thường gặp đó là:
- Các vùng da tổn thương có hình tròn hay hình đĩa.
- Vảy dày trên da.
- Bong tróc da.
- Các tổn thương phồng rộp đặc biệt thấy ở vùng quanh khuỷu tay và đầu ngón tay.
- Da mỏng đi.
- Các mảng tóc bị rụng và không thể mọc lại.
- Móng tay giòn hoặc cong.
- Loét niêm mạc miệng.
Có những trường hợp mắc bệnh ngoài da khác dễ bị nhầm lẫn với bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa như bệnh chàm và bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống cũng gây phát ban nhẹ nhưng nó ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Lupus ban đỏ dạng đĩa không ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng nhưng phát ban thường có xu hướng trầm trọng hơn.
Hình ảnh lupus ban đỏ dạng đĩa
>>> Xem thêm: Người bị bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu? Xem ngay!
Nguyên nhân lupus ban đỏ dạng đĩa
Giống như hầu hết các dạng lupus, lupus ban đỏ dạng đĩa không có nguyên nhân rõ ràng. Dưới đây là một số yếu tố làm bùng phát bệnh:
- Rối loạn hệ thống miễn dịch: Gây ra tình trạng tự miễn dịch, thay vì tiêu diệt các tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể, thì hệ miễn dịch tấn công vào biểu tế bào da hoặc các cơ quan trong cơ thể, gây bệnh lupus ban đỏ. Mặt khác, tế bào da rất mỏng do vậy dễ bị tổn thương và viêm nhiễm.
- Yếu tố di truyền: Gia đình có thành viên mắc bệnh về da sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Ánh nắng mặt trời: Các tổn thương trên da được hình thành có thể là do tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là những người lao động ngoài trời.
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa cao hơn nam giới.
- Độ tuổi: Bệnh thường gặp ở khoảng 25-50 tuổi.
- Tâm lý: Làm việc căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài.
- Rối loạn nội tiết.
- Sinh sống ở môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại,...
Biến chứng của bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa
Nếu bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa được tìm thấy trên da đầu, nó có thể gây rụng tóc. Nếu để lại sẹo trên da đầu thì vùng da bị rụng tóc sẽ không thể hồi phục lại được.
Bệnh kéo dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư da. Các vết loét bên trong miệng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy.
Khoảng 1-5% người bị lupus ban đỏ dạng đĩa phát triển thành lupus ban đỏ hệ thống và tác động xấu đến các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể.
>>> Xem thêm: Những biến chứng của bệnh lupus ban đỏ
Điều trị lupus ban đỏ dạng đĩa
Cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào được tìm ra giúp điều trị bệnh lupus ban đỏ triệt để. Một số phương pháp được lựa chọn để giúp ngăn chặn sự lây lan và các biến chứng tồi tệ của bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa. Tùy thuộc vào tình trạng da cụ thể mà các chuyên gia sẽ đưa ra các phương án điều trị phù hợp như: Sử dụng thuốc bôi, điều trị toàn thân,... Cụ thể:
Thuốc bôi lupus ban đỏ dạng đĩa
Một số loại thuốc bôi thường được sử dụng:
- Steroid: Được sử dụng với mục đích giảm viêm. Thuốc có tác dụng phụ đó là làm mỏng da do đó cần được sử dụng theo chỉ định của chuyên gia và có sự theo dõi của nhân viên y tế.
- Thuốc bôi không steroid như chất ức chế calcineurin (pimecrolimus, tacrolimus) cũng giúp giảm viêm, ức chế hệ thống miễn dịch nhờ đó làm giảm thiểu sự lây lan của bệnh ra các vùng da lành khác. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc lâu dài sẽ làm tăng khả năng mắc ung thư da.
Sử dụng thuốc bôi giúp điều trị lupus ban đỏ dạng đĩa
Điều trị toàn thân bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa
Nếu phương pháp điều trị tại chỗ không đem lại hiệu quả và tổn thương trên da lan rộng hơn thì liệu pháp điều trị toàn thân là một lựa chọn thích hợp:
- Tiêm corticosteroid: GIúp giảm tình trạng viêm.
- Thuốc chống sốt rét giúp giảm viêm bao gồm hydroxychloroquine, chloroquine và quinacrine. Thuốc có thể làm giảm thị lực và gây ra các vấn đề về mắt.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Mycophenolate mofetil, azathioprine và methotrexate có tác dụng giảm sản xuất các tế bào viêm trong trường hợp bệnh nặng.
Điều trị tại nhà bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa
Các phương pháp khác có thể thực hiện tại nhà để điều trị bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa đó là:
- Tránh ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời có thể làm trầm trọng hơn bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa.
- Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu 50 hoặc cao hơn.
- Luôn dùng đồ bảo hộ như đội mũ, mặc quần áo dày tay ngay cả khi trời ít nắng, nhiều mây.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh căng thẳng.
Phòng tránh bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa
Vẫn chưa có phương pháp phòng tránh hoàn toàn cho bệnh lupus ban đỏ, chỉ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách tránh xa các tác nhân gây hại như:
- Không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu, thường xuyên sử dụng kem chống nắng và đồ bảo hộ khi phải làm việc lâu dưới ánh nắng mặt trời.
- Hạn chế để da bị tổn thương như các vết xước, vết cắt,...
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng và stress.
- Luôn lạc quan và có tâm lý thoải mái bằng cách đọc sách, tập yoga, nói chuyện cùng người thân, bạn bè,...
- Xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế uống rượu bia và hút thuốc lá.
- Sử dụng các loại kem ngoài da phù hợp.
Người bệnh bị lupus ban đỏ dạng đĩa có thể sử dụng thêm sản phẩm có chứa sói rừng, cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,... Trong đó thành phần sói rừng có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể theo báo cáo nghiên cứu của đại học Thẩm Dương, Trung Quốc năm 2009. Bạch thược làm mát, tiêu viêm, kháng khuẩn và chống dị ứng. Hoàng bá chứa hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch. Thổ phục linh giúp giải độc và điều trị các bệnh viêm. Chiết xuất nhũ hương giúp giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng hiệu quả. Như vậy với sự kết hợp của nhiều loại thảo dược, sản phẩm đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa.
Sói rừng - Thành phần hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ dạng đĩa
Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho bạn hiểu biết hữu ích. Nếu còn có điều gì thắc mắc, hãy để lại cách thức liên hệ của bạn để chúng tôi giải đáp thêm cho bạn.
Link tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21808-discoid-lupus
https://www.healthline.com/health/discoid-lupus
https://www.verywellhealth.com/discoid-lupus-erythematosus-2250004