Hiện nay, có 2 cách chữa bệnh á sừng được áp dụng phổ biến nhất trên lâm sàng là thuốc tây (bôi ngoài da hoặc uống) và thuốc nam. Tùy tình trạng cụ thể mà người bệnh nên lựa chọn một trong hai phương pháp hoặc kết hợp cả hai để tăng hiệu quả điều trị. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Thuốc tây chữa bệnh á sừng

Các thuốc chữa á sừng trong tây y chủ yếu được dùng để điều trị triệu chứng chứ không tác động được đến nguyên nhân gây bệnh. 

Trên thực tế, thuốc bôi chữa bệnh á sừng được sử dụng phổ biến hơn thuốc uống. Ưu điểm của các thuốc này là hiệu quả nhanh, dễ dùng. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là nhiều tác dụng không mong muốn với cơ thể người bệnh. Cụ thể như sau:

- Thuốc chống nấm: 

  • Griseofulvin: Là thuốc uống có tác dụng chống nấm, khi dùng có thể gây triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, khó ngủ, mệt mỏi,…
  • Nhóm Imidazol (Ketoconazol, Clotrimazol, Fluconazol, Miconazol): Trước đây chỉ có dạng kem bôi da, viên nén nhưng nay đã được bào chế thành gói dầu gội và trở thành cách chữa bệnh á sừng ở da đầu phổ biến. 

Liệu trình dùng Imidazol chữa bệnh á sừng ở tay cần kéo dài tối thiểu 2 - 3 tuần. Còn nếu dùng để chữa bệnh á sừng ở chân thì cần duy trì trong 4 - 6 tuần. Khi dùng dạng viên nén, người bệnh cần lưu ý uống thuốc trong hoặc ngay sau khi ăn để đảm bảo quá trình hấp thu. 

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định một số thuốc nhóm Imidazol đường uống gây suy giảm nghiêm trọng chức năng gan, rối loạn tiêu hoá, mỡ máu cao, khó ngủ, hồi hộp, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt,… Dạng bôi trên da có thể gây bỏng da, ngứa, mẩn đỏ, phát ban,…

Cach-dieu-tri-benh-a-sung-bang-thuoc-boi-da-co-the-gay-tac-dung-phu-tren-da.webp

Cách điều trị bệnh á sừng bằng thuốc bôi da có thể gây tác dụng phụ trên da

- Thuốc giúp kháng khuẩn, kháng viêm:

  • Nhóm Corticoid (Prednisolon, Dexamethason, Betamethason, Clobetason): Giúp ức chế miễn dịch, chống viêm trong cơ thể, giảm sưng đau, mẩn đỏ trên da do á sừng.
  • Gentrisone: Là thuốc bôi giúp chống viêm, giảm sưng đau, tái tạo lớp mô dưới da và cải thiện tình trạng ngứa da do á sừng. Thuốc có thành phần chính là corticoid Betamethasone, kháng sinh Gentamicin và dẫn xuất imidazol chống nấm Clotrimazole.
  • Fucicort: Là cách chữa bệnh viêm da cơ địa á sừng hiệu quả với 2 thành phần chính gồm acid fusidic, betamethasone. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, cải thiện triệu chứng á sừng.

- Thuốc cải thiện triệu chứng:

  • Thuốc chứa acid salicylic: Thuốc có tác dụng hạn chế tình trạng sừng hóa da do á sừng và giúp làn da trở nên mịn màng hơn. Tuy nhiên, dùng thuốc quá liều cũng có thể gây hoại tử da. Thuốc thường phát huy công dụng rõ ràng sau khi dùng khoảng 1,5 tháng.
  • Thuốc kháng histamin (Promethazine, Chlorpheniramine, Diphenhydramine, Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin): Giúp giảm các triệu chứng khó chịu trên da như phát ban đỏ, mẩn ngứa,…

Đôi khi, với trường hợp triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể bổ sung vào đơn thuốc chữa bệnh á sừng một số loại kem dưỡng ẩm hay kem làm mềm lớp sừng.

>>> Xem thêm: Á sừng da đầu - Những điều cần biết giúp điều trị hiệu quả

Cách chữa bệnh á sừng bằng thuốc nam

Nếu như cách chữa bệnh á sừng bằng thuốc tây tập trung vào hướng cải thiện triệu chứng thì các cây thuốc nam lại đề cao khả năng tác dụng tận gốc nguyên nhân gây bệnh - đó chính là những rối loạn trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Ngày nay, có nhiều cây thuốc chữa bệnh á sừng đã được y học hiện đại nghiên cứu và làm sáng tỏ tác dụng. Điển hình nhất phải kể đến như sói rừng, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,… 

Trong đó, nghiên cứu về hiệu quả bảo vệ và cân bằng hoạt động hệ thống miễn dịch của sói rừng do các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện đã thuyết phục được những chuyên gia đầu ngành khó tính nhất.

Soi-rung-la-thao-duoc-xuat-hien-pho-bien-trong-cac-cach-tri-benh-a-sung-tu-dong-y.webp

Sói rừng là thảo dược xuất hiện phổ biến trong các cách trị bệnh á sừng từ đông y

Sử dụng đơn độc sói rừng đã tốt nhưng khi kết hợp các thảo dược khác thành bài thuốc chữa bệnh á sừng thì hiệu quả lại càng được nâng lên nhiều lần. Không chỉ giúp cải thiện triệu chứng của á sừng mà chính nhờ tác dụng điều hoà miễn dịch, bài thuốc này còn giảm thiểu nguy cơ tái phát cho người bệnh - điều mà các thuốc tây y chưa làm được. Đồng thời, các thảo dược đông y cũng rất an toàn, người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Hiện nay, cách chữa bệnh á sừng từ sói rừng và các thảo dược kể trên đã được nghiên cứu tối ưu công thức trong dạng viên thuận tiện, giúp người bệnh rút ngắn cả về thời gian cũng như chi phí, không cần mất công đun sắc hay bảo quản mà vẫn đảm bảo hiệu quả chữa trị.

Bên cạnh những giải pháp từ đông y đã có nghiên cứu thì nhiều người bệnh vẫn đang áp dụng một số cách chữa á sừng theo dân gian. Điểm chung của những phương pháp này là dễ thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và chi phí thấp. 

Tuy nhiên, mức độ hiệu quả và an toàn của những mẹo dân gian này lại không được đảm bảo vì có thể nguồn gốc nguyên liệu không rõ ràng, hàm lượng dược chất hao hụt,... Vì thế, người bệnh không nên áp dụng cách chữa á sừng bằng lá trầu không, tỏi, chanh, lá lốt,… nếu không hiểu rõ để tránh tiền mất tật mang.

Một số lưu ý để nâng cao hiệu quả trị bệnh á sừng

Khi áp dụng cách chữa á sừng tại nhà bằng thuốc tây hay đông y, người bệnh nên lưu ý thực hiện theo một số lời khuyên sau đây để hỗ trợ cải thiện:

Vai-luu-y-nho-khi-tam-cung-duoc-coi-la-cach-ho-tro-chua-benh-a-sung-hieu-qua.webp

Vài lưu ý nhỏ khi tắm cũng được coi là cách hỗ trợ chữa bệnh á sừng hiệu quả

- Khi tắm không sử dụng nước quá nóng hay chà xát mạnh tay vì có thể khiến lớp sừng trên da bị tổn thương.

- Duy trì thói quen bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm.

- Không để vùng da bị á sừng tiếp xúc trực tiếp với xà phòng hay chất tẩy rửa, hóa chất,… 

- Vệ sinh và chăm sóc da cẩn thận, đặc biệt là khu vực có nguy cơ cao mắc bệnh.

- Rửa sạch tay trước và sau khi bôi thuốc, tránh nhiễm khuẩn hoặc lây lan sang vùng da lành khác.

- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung đa dạng vitamin, giúp tăng cường sức đề kháng.

- Uống nhiều nước, tránh xa chất kích thích có hại như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào,…

- Chăm chỉ tập luyện thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khoẻ.

- Không tự ý ngưng thuốc khi triệu chứng bệnh đã cải thiện hay mua thêm thuốc khác mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

Có cách chữa bệnh á sừng khỏi hẳn không?

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra giải pháp để chữa bệnh á sừng khỏi hẳn. Bởi đây là bệnh mạn tính và ảnh hưởng nhiều từ thói quen sinh hoạt hay môi trường sống. Do đó, sau khi điều trị ổn định triệu chứng, bệnh á sừng vẫn có thể tái phát định kỳ hoặc lúc tiếp xúc tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, người bị bệnh á sừng không nên quá lo lắng. Chỉ cần bạn tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và tích cực áp dụng giải pháp hỗ trợ điều trị thì hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh hiệu quả.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về cách chữa bệnh á sừng, từ đó lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất với tình trạng của bản thân. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Link tham khảo: 

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19382462/

https://dermnetnz.org/topics/granular-parakeratosis

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK556094