Vảy nến thể giọt là bệnh tự miễn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe làn da và cản trở sinh hoạt hàng ngày. Bệnh không chữa sớm sẽ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, thậm chí dẫn đến hàng hoạt biến chứng khó lường như vảy nến toàn thân, viêm da,... Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ thông tin quan trọng liên quan đến bệnh vảy nến thể giọt, từ đó gợi ý cách khắc phục hiệu quả.

Bệnh vảy nến thể giọt là gì? 

Vảy nến thể giọt bản chất là bệnh tự miễn, được đặc trưng bởi tình trạng rối loạn trung gian miễn dịch, liên quan mật thiết với tế bào lympho T. Theo nghiên cứu, tế bào này có khả năng kích thích quá trình phân bào, làm rối loạn keratin hóa, từ đó gây hình thành vảy trên da, gọi là vảy nến.

Theo thống kê, vảy nến thể giọt là thể bệnh vảy nến phổ biến thứ hai, chỉ đứng sau vảy nến thể mảng. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em hoặc trẻ đang trong độ tuổi vị thành niên. Vảy nến thể giọt thường có biểu hiện rầm rộ, tái phát nhiều lần, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Bệnh vảy nến thể giọt là tình trạng xuất hiện các đốm nhỏ lác đác trên da

Bệnh vảy nến thể giọt là tình trạng xuất hiện các đốm nhỏ lác đác trên da

Dấu hiệu thường gặp của bệnh vảy nến thể giọt

Bạn có thể phát hiện sớm bệnh vảy nến thể giọt thông qua một số dấu hiệu điển hình như sau:

  • Xuất hiện từng mảng nhỏ có màu đỏ hoặc hồng đậm trên bề mặt da cánh tay, ngực, chân. Một số trường hợp, đốm màu đỏ có thể lan lên mặt, tai, da đầu.
  • Ngứa ngáy là triệu chứng khá điển hình của bệnh vảy nến thể giọt.
  • Nếu không chữa trị kịp thời, các mảng màu đỏ có thể đóng vảy trên bề mặt da và dễ bị bong tróc, chảy máu khi va chạm, chấn thương.

Các triệu chứng của bệnh thường bùng phát vào mùa đông hoặc khi thời tiết khô hanh và lây lan nhanh chóng vào mùa hè.

Xuất hiện từng mảng nhỏ có màu đỏ trên da là triệu chứng của bệnh vảy nến thể giọt

Xuất hiện từng mảng nhỏ có màu đỏ trên da là triệu chứng của bệnh vảy nến thể giọt

>>> XEM THÊM: Vẩy nến nhẹ - Tìm hiểu để phòng tránh biến chứng nguy hiểm

Vảy nến thể giọt nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến thể giọt không đe dọa trực tiếp tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bệnh thưởng tiến triển theo 3 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn 1: Trên bề mặt da chỉ xuất hiện lác đác một vài đốm nhỏ, chiếm khoảng 3% diện tích da.
  • Giai đoạn 2: Lúc này, các đốm đã lan rộng hơn, chiếm khoảng 3 - 10% diện tích da.
  • Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn nặng của bệnh, các tổn thương thường bao phủ trên 10%, thậm chí toàn bộ cơ thể người bệnh.

Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung vảy nến thể giọt gây cản trở khá lớn tới tâm lý, sinh hoạt và công việc hàng ngày của người mắc.

Điều trị vảy nến thể giọt thế nào cho hiệu quả?

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến thể giọt hiệu quả như sử dụng thuốc tây, mẹo dân gian, sản phẩm thảo dược. Tùy vào mức độ và cơ địa, bạn có thể lựa chọn cách chữa phù hợp.

Thuốc tây giúp giảm triệu chứng vảy nến thể giọt 

Hầu hết các trường hợp vảy nến thể giọt nhẹ đều tự khỏi sau 2 - 3 tuần nếu có chế độ chăm sóc hợp lý. Ngoài ra, bác sĩ thường cân nhắc kê đơn thuốc tây để giảm triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa nhiễm trùng nguy hiểm.

Một số thuốc chữa vảy nến thường dùng trên lâm sàng gồm:

  • Thuốc corticosteroid có tác dụng giảm viêm đỏ, ngứa ngáy trên da do bệnh vảy nến.
  • Methotrexate giúp ức chế hệ thống miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến thể giọt.
  • Cyclosporine thường được sử dụng cho những trường hợp mắc bệnh liên quan tới miễn dịch.
  • Ngoài ra, người bệnh vảy nến thể giọt nên sử dụng thêm các loại vitamin, chất khoáng, nguyên tố vi lượng để nâng cao sức khỏe và cải thiện sức đề kháng.

Việc sử dụng thuốc tây để chữa bệnh vảy nến thể giọt cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ điều trị. Bởi thuốc này thường tiềm ẩn một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng, phát ban,...

Thuốc tây y giúp giảm triệu chứng vảy nến thể giọt

Thuốc tây y giúp giảm triệu chứng vảy nến thể giọt

>>> XEM THÊM: Thuốc chữa bệnh vẩy nến: Nên lựa chọn tây y hay đông y?

Mẹo dân gian giúp cải thiện bệnh vảy nến thể giọt

Từ thời xa xưa, chữa vảy nến thể giọt bằng phương pháp dân gian đã được lưu truyền rộng rãi và cho thấy hiệu quả bất ngờ. Một số cách chữa được nhiều người áp dụng có thể kể đến như:

  • Lá trầu không: Lá trầu không có tính sát khuẩn, giảm viêm mạnh. Bởi vậy, để chữa vảy nến, bạn cần chuẩn bị một nắm lá trầu không, đem đun sôi với muối biển, sau đó ngâm trực tiếp vùng da bị vảy nến vào.
  • Lá lốt: Lá lốt cũng là nguyên liệu tự nhiên, hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến thể giọt hiệu quả. Bạn chỉ cần giã nát một nắm lá lốt rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Để yên cho da thư giãn trong khoảng thời gian 20 phút và rửa lại với nước sạch.
  • Dầu dừa: Dầu dừa chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, vitamin giúp giảm viêm hiệu quả. Bạn nên nhỏ 3 - 4 giọt dầu dừa lên vùng da bị vảy nến. Kiên trì thực hiện phương pháp này trong 2 - 3 tuần để đạt được kết quả tốt nhất.

Dầu dừa hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến thể giọt

Dầu dừa hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến thể giọt

Sử dụng sản phẩm thảo dược giảm vảy nến thể giọt 

Theo các chuyên gia, để đảm bảo an toàn và tiết kiệm thời gian điều trị, người bệnh vảy nến thể giọt nên tham khảo sử dụng sản phẩm thảo dược chứa cao sói rừng. Theo nghiên cứu y khoa được thực hiện bởi trường Đại học Thẩm Dương, Trung Quốc vào năm 2009, dược liệu sói rừng có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch, giảm viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da. 

Ngoài sói rừng, sản phẩm còn có nhiều dược liệu khác, điển hình như: Bạch thược giúp tiêu viêm, giảm ngứa; Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm; Cao nhàu hỗ trợ giải độc, thanh nhiệt,... Sự kết hợp hoàn hảo giữa các dược liệu lành tính giúp gia tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị, cải thiện bệnh vảy nến thể giọt hiệu quả, an toàn. 

Sử dụng sản phẩm thảo dược chứa sói rừng giúp giảm vảy nến thể giọt

Sử dụng sản phẩm thảo dược chứa sói rừng giúp giảm vảy nến thể giọt

Bệnh vảy nến thể giọt nếu không chữa sớm sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe người bệnh. Hy vọng, qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về căn  bệnh này, từ đó biết cách điều trị phù hợp.

Hãy để lại câu hỏi bên dưới cho chuyên gia nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào cần tư vấn thêm về bệnh vảy nến thể giọt nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/guttate-psoriasis 

https://www.healthline.com/health/psoriasis-guttate 

https://www.psoriasis.org/guttate/