Á sừng là một dạng viêm da cơ địa, thường biểu hiện bởi triệu chứng da khô, nứt nẻ xuất hiện chủ yếu ở các vùng da đầu chi như: Da bàn tay, da bàn chân và gót chân. Bệnh á sừng cần được phát hiện sớm để điều trị hiệu quả. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây nhé!
Á sừng là gì?
Á sừng là bệnh viêm da cơ địa khiến cho da bị khô, nứt nẻ và bong tróc. Bệnh á sừng xuất hiện khi lớp sừng thuộc mô biểu bì đang chuyển hóa, tế bào vẫn còn tồn tại nhân và nguyên sinh chất tiếp tục chuyển hoá thành sừng.
Thực tế, á sừng không phải do căn nguyên truyền nhiễm như vi khuẩn, virus,… gây nên. Do đó có thể khẳng định việc tiếp xúc hay dùng chung đồ đạc với người bệnh không có nguy cơ lây nhiễm.
Phân biệt á sừng và vảy nến
Vảy nến là bệnh mạn tính, tiến triển từng đợt dai dẳng. Khác với á sừng, hình thái lâm sàng của bệnh vảy nến đa dạng, ngoại trừ thương tổn da còn có thể bắt gặp thương tổn niêm mạc, móng và khớp xương.
- Đặc điểm của vảy nến: Tổn thương da điển hình là những dát đỏ, giới hạn rõ với da lành, phủ vảy da dễ bong. Thường có màu đỏ hoặc hồng, số lượng và kích thước khác nhau, hình dạng tròn, bầu dục hoặc vòng cung, sờ mềm, không thâm nhiễm, không đau. Vị trí tổn thương thường thấy ở chỗ tì đè, vùng hay bị cọ sát như khuỷu tay, đầu gối,…
- Đặc điểm của á sừng: Là bệnh viêm da cơ địa, tổn thương chủ yếu trên da. Biểu hiện da khô, nứt nẻ, bong tróc, không có hình dạng tổn thương xác định, có thể chảy máu, gây đau. Vị trí tổn thương thường thấy là vùng da, khe kẽ đầu chi như da bàn tay, bàn chân.
Phân biệt á sừng với vảy nến
Triệu chứng điển hình của á sừng
Á sừng có thể gặp trong nhiều bệnh ngoài da, xuất hiện điển hình ở lòng bàn tay, chân. Á sừng có các triệu chứng như:
- Da dày lên, chai sần, khô ráp: Gặp ở vùng da bàn tay, bàn chân, nhất là vùng rìa kẽ và đầu các ngón.
- Ngứa và nổi mụn nước: Thường xảy ra vào mùa hè, da tổn thương bị kích thích gây ngứa và nổi mụn nước li ti trên bề mặt da.
- Móng đầu chi xù xì lỗ chỗ, có những lỗ nhỏ li ti, móng ngả vàng, thậm chí bị tách khỏi nền móng.
- Nứt nẻ, rớm máu, có khi chảy máu: Tình trạng thường nặng hơn vào mùa đông, gây đau đớn cho người bệnh, nhất là khi đi lại do tăng áp lực lên vùng da tổn thương ở bàn chân.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng
Nguyên nhân của bệnh á sừng có liên quan đến hệ miễn dịch, yếu tố di truyền, môi trường ô nhiễm,...
Do miễn dịch
Khi hệ miễn dịch rối loạn, các tế bào miễn dịch được hoạt hoá bất thường tăng tiết các hoạt chất sinh học có tác dụng thúc đẩy tăng sinh, làm rối loạn quá trình biệt hóa tế bào sừng, gây bệnh á sừng.
Hệ miễn dịch rối loạn tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập
Do di truyền
Trong gia đình có người mắc á sừng thì tỷ lệ con cái sinh ra bị bệnh cao hơn bình thường. Khoảng 50% số trẻ có bố hoặc mẹ bị á sừng cũng mắc bệnh. Vì vậy, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây bệnh á sừng.
Do môi trường
- Điều kiện sống và sinh hoạt: Môi trường ô nhiễm, phải tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa chất độc hại trong sinh hoạt hàng ngày, làn da sẽ bị tổn thương và suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân khác xâm nhập, gây kích ứng da, khiến cho á sừng bùng phát.
- Điều kiện thời tiết khắc nghiệt: Thời tiết quá lạnh, độ ẩm không khí thấp khiến da mất nước, khô hơn, gây bệnh á sừng hoặc làm cho triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các yếu tố nguy cơ khác
Ngoài những nguyên nhân trên, á sừng cũng có thể do:
- Thiếu hụt các chất dinh dưỡng và vi lượng cần thiết như vitamin A, vitamin C, vitamin E, Zn,....
- Cơ địa quá mẫn cảm: Tăng phản ứng với các tác nhân kích thích cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
- Tiền sử mắc bệnh mạn tính, chấn thương, nhiễm khuẩn hay sử dụng thuốc.
Á sừng có nguy hiểm không?
Với những biểu hiện của bệnh như da khô, nứt nẻ, chảy máu, ngứa hay nổi mụn nước thì á sừng không gây nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng nó lại gây ra lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc.
Do đó, mọi người không nên chủ quan. Ngay khi phát hiện các triệu chứng á sừng cần phải có biện pháp chăm sóc và phòng bệnh đúng cách. Điều này nhằm tránh làm bệnh nặng và khó chữa hơn, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Á sừng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
>>> Xem thêm: Á sừng da đầu - Những điều cần biết giúp điều trị hiệu quả
Á sừng có điều trị dứt điểm được không?
Á sừng là bệnh ngoài da mạn tính, gây những tổn thương ở da và có nguy cơ tái phát nhiều lần. Hiện nay, vẫn chưa tìm được phương pháp chữa bệnh tận gốc và không tái phát. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp để cải thiện bệnh á sừng và có thể ngăn chặn tối đa khả năng tái lại.
Trong đó, việc quan trọng là cần phát hiện và điều trị sớm, khi bệnh mới ở giai đoạn khởi phát. Bên cạnh đó, nên kết hợp chế độ sinh hoạt cùng với dinh dưỡng phù hợp. Song song với việc điều trị làm giảm triệu chứng thì cần phải tiến hành loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Khi các tác nhân gây bệnh bị loại bỏ sẽ giúp tình trạng sức khỏe được cải thiện và giảm tỷ lệ tái phát á sừng.
Điều trị bệnh á sừng
Hiện nay có nhiều cách điều trị bệnh á sừng. Một số phương pháp được áp dụng phổ biến là dùng thuốc, biện pháp dân gian và thảo dược. Mỗi phương pháp đều có tác dụng nhất định trong việc giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, giúp điều trị bệnh, hạn chế đợt bùng phát.
Thuốc tây điều trị á sừng
Sử dụng thuốc tây điều trị á sừng là phương pháp phổ biến. Việc lựa chọn loại thuốc, liều lượng sử dụng phụ thuộc tùy từng đối tượng. Cần xét nghiệm soi da để có chẩn đoán chính xác về bệnh. Thuốc chữa bệnh á sừng thường được bào chế dưới dạng bôi hay uống.
- Nhóm thuốc chứa acid salicylic và dẫn xuất: Thường điều chế ở dạng thuốc bôi ngoài, giúp hạn chế tình trạng sừng hóa của da, làm mềm da, giảm thiểu triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc có thể giúp sát trùng, ngừa vi khuẩn, hạn chế khả năng nặng thêm của bệnh. Cần thận trọng khi sử dụng và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, tránh các tác dụng phụ của thuốc, nhất là gây mòn da.
- Nhóm thuốc chứa corticoid: Gentrisone, eumovate, fucicort,... Các thuốc này có thể bào chế ở dạng bôi hoặc uống. Nhóm thuốc corticoid có tác dụng chống viêm, giảm phù nề, giúp hạn chế quá trình sừng hóa của tế bào da, đồng thời còn giảm triệu chứng như ngứa ngáy, bong tróc da của bệnh á sừng. Thuốc này cũng cần được sử dụng đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế những tác dụng không mong muốn như: Làm mỏng da, nhiễm trùng da,... Mức độ nghiêm trọng của tác dụng không mong muốn tùy thuộc vào thời gian sử dụng, vị trí và vùng da bệnh.
- Thuốc kháng sinh, kháng nấm: Để điều trị triệu chứng á sừng, nhóm thuốc này thường được dùng dưới dạng bôi ngoài da nhằm hạn chế sự lan rộng của tổn thương trên da. Dạng uống được sử dụng khi bệnh nặng, xuất hiện biến chứng nhiễm trùng. Sử dụng thuốc cần đúng liều lượng để hạn chế ảnh hưởng đến chức năng gan thận và tác dụng phụ.
- Kem dưỡng ẩm: Hiện có nhiều dòng kem dưỡng ẩm khác nhau, ở dạng bôi ngoài da, giúp làm mềm da, đặc biệt là ở vùng da bị sừng hóa.
- Nhóm thuốc giảm đau như NSAIDS (Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen,...) thường được sử dụng khi bệnh trở nặng, da bị rớm máu, gây đau rát, khó chịu cho người bệnh.
Phương pháp điều trị theo đường uống hay được sử dụng trong điều trị á sừng
Biện pháp dân gian điều trị á sừng
Các biện pháp dân gian điều trị á sừng cũng hay được áp dụng nhờ có ưu điểm dễ thực hiện, lành tính và chi phí thấp. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng khi bệnh mới bắt đầu khởi phát, lúc các triệu chứng còn nhẹ. Dân gian thường điều trị á sừng bằng các cách sau:
- Lá lốt: Dùng lá lốt tươi đem giã nhuyễn rồi đắp ngoài da hay cắt nhỏ đun với nước để uống. Theo nghiên cứu, trong lá lốt chứa rất nhiều chất chống viêm, sát khuẩn tốt như benzyl axetat, các ancaloit,… giúp giảm đau, chống gốc tự do, hạn chế quá trình oxy hóa, thúc đẩy vùng da tổn thương nhanh hồi phục.
- Vòi voi: Lá vòi voi rửa sạch, đem giã nhuyễn cùng muối. Vệ sinh sạch vùng da tổn thương rồi đắp lá vòi voi lên. Dùng băng cố định để qua đêm. Sáng hôm sau tháo ra, rửa lại với nước ấm. Thực hiện hàng ngày. Vòi voi cho tác dụng tốt trong giai đoạn tái tạo làm lành vết thương, chống viêm. Tuy nhiên, không sử dụng cho phụ nữ có thai, người bệnh gan.
- Lá trầu không: Sử dụng lá trầu không đun nước uống hàng ngày hoặc đun nước để tắm. Phần bã lá tận dụng để giã nát đắp ngoài da. Lá trầu không chứa các thành phần có đặc tính chống nấm, chống vi khuẩn, điều hoà miễn dịch. Dùng nước lá trầu không rửa vùng da tổn thương có thể thúc đẩy quá trình lành da.
- Tỏi: Giã nhuyễn tỏi, dùng đầu tăm chấm phần nước cốt để bôi ngoài da. Tỏi có chứa protein, carbohydrates, vitamin B, sắt, magie, canxi, kali, mangan, photpho,... cùng hợp chất hữu cơ sulfur, glycosides và hàm lượng cao germanium, selen. Hợp chất sulfur trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh, giúp đẩy nhanh quá trình làm liền vùng da tổn thương.
Sử dụng bài thuốc dân gian giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của á sừng
Điều trị bằng thảo dược
Một số bài thuốc đông y được đánh giá cao trong điều trị á sừng:
- Bài thuốc ngâm, rửa toàn thân: Sử dụng khô khàn, mang tiêu, hoa cúc dại, xuyên tiêu. Đun sôi với nước trong 15 phút, dùng để pha tắm mỗi ngày. Sử dụng thường xuyên sẽ cải thiện rõ tình trạng bệnh.
- Bài thuốc dạng uống: Kinh giới, rau má, bồ công anh, trinh nữ hoàng cung, xích đồng, thổ phục linh, hạ khô thảo, đơn tướng quân. Đun sôi với nước, uống 2 lần/ngày. Bài thuốc có tác dụng điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh do loại bỏ được các độc tố ở sâu bên trong cơ thể.
Để tiện lợi hơn, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm viên nén thảo dược có chứa: Sói rừng, cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,... Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược học tháng 7/2010, sói rừng đã được chứng minh là có tác dụng giảm đau, tiêu độc, ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua đó cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng.
Bạch thược làm mát, tiêu viêm, kháng khuẩn và chống dị ứng. Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch. Chiết xuất nhũ hương giúp giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng hiệu quả. Thổ phục linh giúp giải độc và điều trị các bệnh viêm. Như vậy với sự kết hợp của nhiều loại thảo dược, sản phẩm đem lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh á sừng.
Sói rừng - thành phần hỗ trợ điều trị á sừng
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc, người bệnh cũng cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh:
- Ăn uống đủ dinh dưỡng. Uống đủ nước mỗi ngày làm giúp duy trì độ ẩm và đàn hồi cho da.
- Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa tác dụng mạnh gây kích ứng da tổn thương. Nên có biện pháp bảo vệ da an toàn nếu bắt buộc phải tiếp xúc.
- Đặc biệt cần hạn chế hoạt động chà xát ảnh hưởng đến tế bào sừng bên ngoài, khiến cho tế bào biểu bì suy yếu, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh hoạt động.
Trên đây là một vài thông tin về bệnh á sừng. Hiểu thêm về bệnh giúp rút ngắn quá trình điều trị và ngăn ngừa tái phát. Nếu còn thắc mắc gì liên quan đến á sừng, bạn hãy bình luận bên dưới để được tư vấn nhé!
>>> Xem thêm: Tổng hợp cách chữa bệnh á sừng phổ biến nhất [Cập nhật]
Link tham khảo:
Hand and Foot Dermatitis - Dermatologic Disorders - MSD Manual Professional Edition (msdmanuals.com)
(PDF) Clinical profile of forefoot eczema: A study of 42 cases (researchgate.net)
Pustulosis Palmaris Et Plantaris - an overview | ScienceDirect Topic