Viêm da cơ địa khá phổ biến hiện nay, bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Trong đó, viêm da cơ địa ở mặt không chỉ gây đau rát, khó chịu mà còn có thể khiến người mắc xấu hổ, tự ti. Vậy viêm da cơ địa ở mặt là gì? Triệu chứng viêm da cơ địa ở mặt như thế nào? Cách cải thiện viêm da cơ địa ở mặt ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

Viêm da cơ địa ở mặt là gì?

Viêm da cơ địa trên mặt khiến người mắc khó chịu, đau và ngứa. Điều này có thể giải thích bởi da mặt đặc biệt nhạy cảm. Viêm da cơ địa gây ra những nốt phát ban đỏ, khô và bong tróc, thậm chí có thể bị phồng rộp.

Viêm da cơ địa ở mặt có thể tự xuất hiện hoặc cùng với các vị trí viêm da cơ địa khác trên cơ thể. Trong khi một số người thỉnh thoảng viêm da cơ địa mới tái phát thì có người lại bị thường xuyên, khó cải thiện hơn.

Viem-da-co-dia-o-mat-gay-mat-tham-my.webp

Viêm da cơ địa ở mặt gây mất thẩm mỹ

Triệu chứng viêm da cơ địa ở mặt

Triệu chứng viêm da cơ địa có thể khác nhau ở mỗi người. Trong khi nhiều người bị khô và đổi màu da, thì những người khác lại cảm thấy bị châm chích, bỏng rát. Viêm da cơ địa có thể xuất hiện trên má và trán, sau đó lan dần ra những bộ phận khác trên mặt hoặc toàn bộ cơ thể. Các triệu chứng viêm da cơ địa có thể từ nhẹ đến nặng:

Giai đoạn cấp tính hoặc bùng phát nhẹ: Da có thể cảm thấy ngứa, khô và dễ bị kích ứng.

  • Da khô: Da khô có thể là triệu chứng của nhiều bệnh da liễu khác không chỉ riêng viêm da cơ địa. Tuy nhiên, nếu có thêm các triệu chứng khác như ngứa ngáy thì có thể bạn đã bị viêm da cơ địa ở mặt. 
  • Da ngứa ngáy: Đây là triệu chứng rất điển hình của viêm da cơ địa, dù là ở mặt hay bất kể ở đâu. 
  • Các mảng đổi màu trên má hoặc xung quanh mắt: Ở những người da sáng màu, viêm da cơ địa khiến cho da có màu đỏ. Ở những người da sẫm màu, phát ban có thể có màu nâu đỏ, xám hoặc xám tím nhưng khó nhận biết sự khác biệt hơn. 

Giai đoạn bùng phát nghiêm trọng: 

  • Da có thể nứt và chảy máu.
  • Gãi nhiều khiến vùng da bị bệnh dày lên. 
  • Da bị nứt sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Gai-nhieu-khien-viem-da-co-dia-nghiem-trong-hon.webp

Gãi nhiều khiến viêm da cơ địa nghiêm trọng hơn

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở mặt

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở mặt như hệ miễn dịch suy yếu, di truyền, tiền sử dị ứng, tuổi tác, chất kích thích và môi trường ô nhiễm. Cụ thể:

  • Tiền sử gia đình bị viêm da cơ địa: Nếu một thành viên trong gia đình mắc viêm da cơ địa thì nguy cơ bị bệnh của bạn sẽ cao hơn bình thường..
  • Dị ứng: Nếu có tiền sử bị dị ứng, thì khả năng mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên.
  • Mắc các bệnh tự miễn dịch: Nếu bạn mắc bệnh tự miễn, bạn có thể có nguy cơ cao bị viêm da cơ địa.
  • Tuổi tác: Viêm da cơ địa phổ biến ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, đặc biệt thường gặp nhất là viêm da cơ địa ở mặt. Tuy nhiên, viêm da cơ địa có thể tiếp tục đến khi trưởng thành và ảnh hưởng đến mọi độ tuổi.
  • Chất kích ứng da: Những hóa chất tiếp xúc với da như xà phòng, dầu gội đầu, nước tẩy rửa, nước hoa, khói thuốc lá, thuốc nhuộm vải hay các chất gây dị ứng thông thường như nấm mốc, lông thú cưng, bụi và phấn hoa,... có thể là yếu tố gây bệnh viêm da cơ địa.
  • Căng thẳng: Căng thẳng là nguyên nhân gây nhiều bệnh tự miễn, trong đó có viêm da cơ địa. Cần hạn chế căng thẳng càng nhiều càng tốt để có thể giúp giảm các cơn bùng phát viêm da cơ địa.
  • Hệ miễn dịch rối loạn: Bình thường hệ miễn dịch sẽ bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi hệ miễn dịch rối loạn, suy yếu thì thay vì tiêu diệt vi khuẩn, virus,... lại tự tấn công các tế bào, cơ quan trong cơ thể, đồng thời không tiêu diệt được các yếu tố lạ, khiến chúng có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh viêm da cơ địa.

He-mien-dich-roi-loan-gay-benh-viem-da-co-dia.webp

Hệ miễn dịch rối loạn gây bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa ở mặt nguy hiểm như thế nào?

Viêm da cơ địa ở mặt dù không gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc nhưng nếu không điều trị đúng và kịp thời có thể gây một số ảnh hưởng như sau:

  • Mất thẩm mỹ: Bệnh viêm da cơ địa tái phát nhiều lần, để lại những vết sẹo, da sần sùi, mẩn đỏ, dày lên, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Nhiễm trùng: Viêm da cơ địa ở mặt có thể khiến người mắc ngứa âm ỉ hoặc bùng phát dữ dội. Càng ngứa người bệnh càng gãi nhiều, càng gãi thì cảm giác ngứa lại nhiều hơn, chính vì vậy mà da ngày một dày lên, có nguy cơ bị bội nhiễm, lở loét da, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Mặt khác, sau ngứa, bệnh sẽ nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị, vì vậy, vùng da phát bệnh bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy. 
  • Nhiễm khuẩn huyết: Khi gãi quá nhiều tạo thành các vết xước, có thể gây bội nhiễm vi khuẩn tạo các mụn mủ, khó khăn cho việc chữa trị và có thể gây nhiễm khuẩn huyết. 
  • Chèn ép dây thần kinh: Nếu viêm da cơ địa xuất hiện ở dây thần kinh, mắt, mặt sẽ rất nguy hiểm, vì có thể tác động tới dây thần kinh, gây đau cơ, đau đầu.

Viem-da-co-dia-co-the-chen-ep-day-than-kinh,-gay-dau-dau.webp

Viêm da cơ địa có thể chèn ép dây thần kinh, gây đau đầu

Các cách điều trị viêm da cơ địa ở mặt hiệu quả

Có nhiều cách để điều trị viêm da cơ địa như dùng thuốc tây, chăm sóc da sạch sẽ, lối sống hợp lý,... Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng như:

Thuốc tây điều trị viêm da cơ địa ở mặt

Da mặt khá mỏng manh nên khi điều trị bằng thuốc cần thận trọng để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn. Cụ thể:

Thuốc uống điều trị viêm da cơ địa ở mặt

Dùng thuốc uống điều trị viêm da cơ địa ở mặt chủ yếu là để ngăn ngừa và điều trị bội nhiễm vi khuẩn. Chuyên gia có thể chỉ định sử dụng các thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Bên cạnh đó, các trường hợp viêm da cơ địa ở mặt nặng có thể sử dụng thêm thuốc kháng histamin để giảm ngứa, giảm gãi quá nhiều khiến da tổn thương nặng hơn.

Steroid tại chỗ

Steroid tại chỗ là phương pháp điều trị phổ biến cho người mắc viêm da cơ địa. Nhưng đối với da mặt khá nhạy cảm, mỏng manh, cần phải sử dụng thuốc một cách cẩn thận. Chuyên gia thường chỉ định sử dụng Hydrocortisone 1% vì nó ít có nguy cơ làm mỏng da và thay đổi màu da hơn các loại thuốc khác.

Người mắc viêm da cơ địa ở mặt có thể sử dụng kem bôi viêm da cơ địa trong thời gian ngắn, không quá 4 tuần để giảm ngứa và mẩn đỏ. Đặc biệt chú ý, kem bôi Hydrocortisone không nên được sử dụng quanh mắt.

Dung-thuoc-boi-dieu-tri-viem-da-co-dia.webp

Dùng thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa

Thuốc ức chế Calcineurin tại chỗ

Thuốc bôi viêm da cơ địa ức chế Calcineurin tại chỗ (Topical calcineurin inhibitors -TCI) gồm 2 loại là mỡ Tacrolimus (hàm lượng 0,1% và 0,03%) và kem Pimecrolimus (hàm lượng 1%). Thuốc ức chế Calcineurin tác động lên hệ miễn dịch, giảm hiện tượng viêm ở da. Tacrolimus và Pimecrolimus ức chế chất hóa học Calcineurin - chất hoạt hóa hiện tượng viêm ở da, khiến da ngứa đỏ. 

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc ức chế Calcineurin tại chỗ bao gồm: Ban đỏ, kích ứng, đau, phù nề tại vị trí dùng thuốc.

Quang trị liệu điều trị viêm da cơ địa ở mặt

Khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả thì liệu pháp quang trị liệu là lựa chọn được ưu tiên. Quang trị liệu là phương pháp sử dụng thiết bị chiếu tia cực tím B (UVB) lên da giúp giảm ngứa và giảm viêm, tăng cường sản xuất vitamin D và tăng khả năng tự nhiên của cơ thể giúp chống lại vi khuẩn trên da.

Chăm sóc da cải thiện viêm da cơ địa ở mặt

Chăm sóc da tốt là một trong những cách cải thiện viêm da cơ địa ở mặt khá hiệu quả. Chỉ nên sử dụng mỹ phẩm không có mùi thơm và không gây dị ứng và lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sử dụng sữa rửa mặt nhẹ nhàng: Sữa rửa mặt chứa hóa chất độc hại có thể khiến viêm da cơ địa ở mặt trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, hãy cân nhắc sử dụng loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa hóa chất.
  • Rửa mặt bằng nước ấm: Rửa mặt bằng nước nóng có thể làm bệnh viêm da cơ địa ở mặt nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, để giảm nguy cơ bùng phát viêm da cơ địa do nhiệt, hãy rửa mặt bằng nước ấm.
  • Giữ ẩm cho da: Với bệnh viêm da cơ địa, điều cần thiết là phải giữ ẩm cho da. Kem dưỡng ẩm có thể giữ cho da đủ độ ẩm cần thiết, giảm nhẹ triệu chứng viêm da cơ địa ở mặt.
  • Tránh ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời quá gắt có thể gây bùng phát viêm da cơ địa ở mặt. Vì vậy, cần bảo vệ làn da bằng cách bôi kem chống nắng. 

Tranh-anh-nang-mat-troi-de-cai-thien-viem-da-co-dia.webp

Tránh ánh nắng mặt trời để cải thiện viêm da cơ địa

Điều trị viêm da ở địa ở mặt bằng cách dân gian

Có nhiều cách cải thiện viêm da cơ địa ở mặt dùng lá khế, lá bàng non, lá đinh lăng, lá trà xanh. Mỗi cách đều có những ưu điểm riêng. Cụ thể:

Lá khế 

Lá khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm và kháng khuẩn. Dùng lá khế chữa viêm da cơ địa ở mặt là phương pháp được áp dụng phổ biến. Theo nghiên cứu, lá khế giúp kháng viêm, giảm nhẹ các triệu chứng của viêm da cơ địa. 

Cách sử dụng:

Lấy 100 gram lá khế tươi rửa sạch. Đun sôi 2 lít nước rồi vò nát lá khế cho vào đun chung. Vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun trong khoảng 15 phút thì tắt bếp. Đổ nước ra để nguội bớt rồi dùng để vệ sinh vùng da mặt bị bệnh. Sau 15 phút thì dùng khăn sạch lau khô mặt. Thực hiện 3 – 4 lần/tuần để cải thiện tình trạng viêm da cơ địa ở mặt.

Lá bàng non

Lá bàng non chứa rất nhiều hoạt chất như tanin, phytosterol, flavonoid,… giúp cải thiện triệu chứng của viêm da cơ địa, giúp làm se vết thương, làm lành vùng da bị tổn thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cách sử dụng:

Chuẩn bị từ 5 – 7 búp bàng non, rửa sạch rồi đem đi đun sôi cùng với 2 lít nước. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun thêm 10 phút thì tắt bếp. Để cho nước nguội bớt rồi dùng để vệ sinh vùng da bị viêm da cơ địa.

Áp dụng cách trị bệnh này mỗi ngày cho đến triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn.

Lá trà xanh

Trà xanh có khả năng hỗ trợ cải thiện bệnh lý da liễu rất tốt, đặc biệt là bệnh viêm da cơ địa ở mặt. Trà xanh chứa chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, kháng khuẩn, bảo vệ vùng da bị tổn thương. Chính vì vậy, trà xanh giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da do viêm da cơ địa ở mặt.

Cách sử dụng:

Rửa sạch một nắm lá trà xanh, cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước trong 15 phút. Sau đó thêm ít muối vào khuấy tan rồi đổ ra chậu để nguội bớt. Dùng nước này để tắm và vệ sinh vùng bị viêm da cơ địa. Thực hiện 2 lần mỗi ngày. 

La-tra-xanh-giup-chong-viem-cai-thien-viem-da-co-dia.webp

Lá trà xanh giúp chống viêm, cải thiện viêm da cơ địa

Lá đinh lăng 

Lá đinh lăng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm viêm sưng, chống dị ứng,… Nghiên cứu chứng minh trong lá đinh lăng có chứa một số hoạt chất có tác dụng kháng viêm và làm lành vết thương. 

Cách sử dụng:

Chuẩn bị một nắm lá đinh lăng rửa sạch rồi cho vào ấm, sắc cùng với lượng nước vừa đủ. Nước sôi thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục sắc đến khi nước cạn còn ½ thì tắt bếp. Lấy lượng nước thu được để nguội bớt rồi uống khi còn ấm.

Giải pháp thảo dược cải thiện viêm da cơ địa ở mặt 

Bên cạnh chế các biện pháp trên, nhiều người lựa chọn sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính sói rừng kết hợp cùng hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,... Những loại thảo dược này khi phối hợp cùng liều lượng thích hợp với nhau có thể điều hòa miễn dịch, chống viêm và giúp giảm triệu chứng viêm da cơ địa. Đặc biệt, theo nghiên cứu năm 2016, sói rừng được chứng minh có tác dụng bảo vệ tế bào gốc trung mô khỏi stress oxy hóa. 

Soi-rung-giup-dieu-hoa-mien-dich-cai-thien-viem-da-co-dia-o-mat.webp

Sói rừng giúp điều hòa miễn dịch, cải thiện viêm da cơ địa ở mặt

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về viêm da cơ địa ở mặt. Nếu cần biết thêm chi tiết liên quan đến viêm da cơ địa ở mặt, vui lòng để lại số điện thoại hoặc bình luận ở dưới chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất.

Link tham khảo: 

https://www.verywellhealth.com/eczema-on-the-face-4158191

https://www.health.com/condition/eczema/atopic-dermatitis-face

https://int.eucerin.com/skin-concerns/atopic-dermatitis/facial-atopic-dermatitis

https://www.healthline.com/health/atopic-dermatitis-face#cause