Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn khá phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vậy khi bị lupus ban đỏ nên điều trị như thế nào cho hiệu quả và an toàn, tránh các biến chứng nguy hiểm? Nếu bạn cũng có chung những thắc mắc như trên thì cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn. Hầu hết bệnh nhân lupus ban đỏ là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và phổ biến hơn ở người da màu. Chỉ có khoảng 15% trường hợp xuất hiện các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ trước 18 tuổi.

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ vẫn chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sự suy yếu, rối loạn của hệ thống miễn dịch có liên quan mật thiết đến bệnh. Bình thường, vai trò của hệ miễn dịch là tạo hàng rào phòng thủ, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ (vi khuẩn, virus...). Tuy nhiên, trong cơ thể người mắc lupus ban đỏ cũng như các bệnh lý có cơ chế tự miễn khác, hệ thống miễn dịch hoàn toàn mất đi khả năng phân biệt “lạ - quen”, tưởng nhầm chính mô của cơ thể cũng là “vật lạ” nên phản ứng tạo ra kháng thể chống lại các tế bào của hầu hết cơ quan.

Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Di truyền: Người sống trong gia đình có tiền sử bị lupus ban đỏ thì nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người bình thường.

Môi trường: Các tác nhân nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hóa chất độc hại, ánh nắng mặt trời cũng có thể gây bệnh lupus ban đỏ.

 Tiếp xúc với hóa chất độc hại cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ

Tiếp xúc với hóa chất độc hại cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ

Nội tiết: Bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Ngoài ra, một số thuốc ảnh hưởng đến nội tiết như hydralazine, procainamide, isoniazid, sulfonamide, phenytoin, penicillamine có thể gây bệnh giống như lupus ban đỏ nên dễ chẩn đoán nhầm với lupus ban đỏ thực sự. Đồng thời, các thuốc tránh thai cũng đã được ghi nhận là có vai trò trong việc khởi động hay làm bệnh nặng thêm.

>>>XEM THÊM: Bệnh lupus ban đỏ có nguy hiểm không? Một số lưu ý trong điều trị lupus ban đỏ

Bị lupus ban đỏ điều trị như thế nào?

Hiện nay, chưa có cách chữa bệnh lupus ban đỏ khỏi hoàn toàn. Phương pháp điều trị đặt mục tiêu quản lý các triệu chứng với sự kết hợp của thuốc và thay đổi lối sống.

Thăm khám bác sĩ thường xuyên và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm là cần thiết để xác định mức độ hiệu quả của phương pháp điều trị và theo dõi bất kỳ tác dụng phụ tiềm ẩn nào. Các loại thuốc sau đây được sử dụng để ngăn ngừa lupus ban đỏ bùng phát và cải thiện triệu chứng hiệu quả:

- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Nhiều người bị lupus ban đỏ dùng NSAIDs để kiểm soát đau và sưng khớp.

- Corticosteroid có thể hữu ích trong việc giảm viêm. Do tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên thuốc thường được sử dụng ở liều thấp trong thời gian ngắn nhất. Thông thường, corticosteroid được dùng bằng đường uống dưới dạng thuốc viên hoặc chất lỏng. Tuy nhiên, một số loại thuốc có dạng tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch. Điều quan trọng là phải từ từ giảm liều thay vì dừng chúng đột ngột.

- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs) giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chúng có thể ngăn ngừa lupus ban đỏ tiến triển và làm chậm tổn thương khớp. DMARDs thường được sử dụng với NSAIDs.

- Thuốc ức chế miễn dịch: Các loại thuốc này có thể được sử dụng để ức chế hệ thống miễn dịch. Những loại thuốc này có thể giúp ngăn ngừa tổn thương nội tạng. Tuy nhiên, chúng gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng cũng như vô sinh ở phụ nữ nên cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

- Chế độ ăn uống và hoạt động thể chất cũng là một phần quan trọng của kế hoạch điều trị lupus ban đỏ. Bạn nên bổ sung trái cây, rau và ngũ cốc, cũng như sữa ít béo và các nguồn protein nạc. Hãy lựa chọn những thực phẩm chứa nhiều omega-3 như óc chó, cá hồi,… để giúp giảm viêm.

- Nghỉ ngơi và hoạt động thể chất cũng rất quan trọng. Khi lupus ban đỏ bùng phát, khớp có thể bị đau, sưng hoặc cứng nên người bệnh phải nghỉ ngơi để giảm viêm và mệt mỏi. Tuy nhiên, khi bệnh được cải thiện, bạn nên tăng cường vận động để cơ thể được khỏe mạnh hơn.

>>> Xem thêm: Bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận nguy hiểm ra sao?

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh lupus ban đỏ an toàn, hiệu quả

Hiện nay, lupus ban đỏ chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, do vậy việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Mục tiêu trong điều trị bệnh lupus ban đỏ là:

- Cải thiện triệu chứng khi mắc lupus ban đỏ, hạn chế những tổn thương trên da và các cơ quan khác trên cơ thể.

- Tác động vào nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ, đó là điều hòa hệ miễn dịch.

- Ngăn ngừa tái phát và kéo dài thời gian lành bệnh.

- Ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trong các đợt bệnh bùng phát.

- An toàn khi sử dụng lâu dài.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người mắc.

Thế nhưng, những phương pháp hiện nay thường chỉ đáp ứng được mục tiêu đầu tiên đó là cải thiện triệu chứng, chứ không giải quyết được những mục tiêu còn lại. Đặc biệt là sử dụng lâu dài thường gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là làm suy yếu hệ miễn dịch, do đó tạo điều kiện cho bệnh lupus ban đỏ bùng phát và trầm trọng hơn. Do vậy, nhiều người đã tìm đến giải pháp mới, đó là sử dụng sản phẩm thảo dược trong điều trị lupus ban đỏ, giúp đáp ứng toàn diện các mục tiêu kể trên. 

Người bệnh nên chọn những sản phẩm có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với cao nhàu, cao bạch thược, cao hoàng bá, cao thổ phục linh, chiết xuất nhũ hương. Đây đều là những vị thảo dược nổi tiếng luôn có mặt trong các bài thuốc điều trị các bệnh tự miễn, trong đó có lupus ban đỏ. Sự kết hợp hài hòa của các thảo dược này giúp đáp ứng toàn diện 6 mục tiêu điều trị kể trên, quan trọng nhất là điều hòa miễn dịch, do đó tác động trực tiếp và sâu xa vào nguyên nhân gây lupus ban đỏ. Cụ thể, tác dụng của các thành phần trong sản phẩm như sau:

Sói rừng (Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai) vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Hoa sói rừng được dùng chữa tổn thương, gãy xương, đau lưng, thấp khớp. Ngoài ra, sói rừng còn có tác dụng chống tự miễn rất hiệu quả. Do vậy, đây được biết đến là thảo dược quý trong điều trị lupus ban đỏ khi đã tác động vào nguyên nhân gây bệnh, đó là sự suy yếu, rối loạn của hệ thống miễn dịch.

   Cây sói rừng có tác dụng chống tự miễn

Cây sói rừng có tác dụng chống tự miễn

Cao nhàu

Nhàu (Morinda citrifolia) là vị thuốc bổ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo GS.TS Đào Văn Phan và GS.TS Trần Ngọc Ân, nhàu có tác dụng rất tốt đối với bệnh tự miễn, như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,…

Cao bạch thược

Bạch thược (Paeonia albiflora Pall.) có tác dụng bổ huyết, giảm đau, làm mát, tiêu viêm. Các nghiên cứu Dược lý cho thấy, bạch thược có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng, do đó cải thiện triệu chứng của lupus ban đỏ hiệu quả.

Cao hoàng bá

Hoàng bá (Phellodendron amurense) có chứa các chất hóa thực vật như Berberine có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm; Jactorrhizine có tác dụng chống đột biến; Phellodendrine có khả năng ức chế miễn dịch, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn như lupus ban đỏ. 

Cao thổ phục linh

Thổ phục linh (Smilax glabra) có tác dụng tiêu độc, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp,... Nó thường được dùng để điều trị các bệnh viêm, giúp giải độc cơ thể, đặc biệt là bệnh lupus ban đỏ.

Chiết xuất nhũ hương         

Chiết xuất nhũ hương (Boswellia serrata) có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, chống viêm, ngứa, dị ứng hiệu quả. Một nghiên cứu vào tháng 4/2010 tại khoa Da liễu trường ĐH Brescia, Ý cho thấy rằng, acid boswellic trong nhũ hương giúp tái tạo da rất tốt, từ đó cải thiện các tổn thương trên da do lupus ban đỏ gây ra.

Đây là công thức toàn diện, giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn chặn tái phát lupus ban đỏ hiệu quả do đã đáp ứng đầy đủ những mục tiêu điều trị bệnh.